Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta có thể dễ dàng tạo ra một sản phẩm trí tuệ và trở thành chủ thể của quyền tác giả. Tuy nhiên, không phải tất cả những sản phẩm trí tuệ chúng ta tạo ra đều nghiễm nhiên được bảo hộ quyền tác giả. Với bài viết này, Bản Quyền Việt Nam sẽ nêu và phân tích các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về quyền tác giả, từ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1. Quyền tác giả là gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, “quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Theo đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quyền này cho phép người sáng tạo ra hoặc sở hữu đối tượng quyền tác giả kiểm, soát được việc khai thác, sao chép, cải biên, công bố tác phẩm của mình. Quyền tác giả bảo hộ sự biểu hiện ý tưởng (tác phẩm) về văn hóa nghệ thuật (có thể hai tác phẩm có ý tưởng giống nhau nhưng hình thức thể hiện khác nhau thì vẫn được bảo hộ).
Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được công bố không bắt buộc phải đăng ký, nhưng nếu được đăng ký thì thủ tục bảo hộ quyền tác giả được chặt chẽ hơn. Việc bảo hộ quyền tác giả đã mang lại những lợi ích to lớn cho bản thân tác giả và cho cả xã hội, không chỉ tạo ra những giá trị về tinh thần, về tài sản mà còn thúc đẩy sự sáng tạo của con người, góp phần phát triển nền văn hóa của một quốc gia.
2. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
Theo Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
Đối với các tin tức thời sự chỉ thuần tuý việc đưa tin không được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo. Những tin tức thời sự cần được tuyên truyền đến công chúng nhanh nhất như các tin về dịch bệnh, bão, thảm họa, tai nạn giao thông nghiêm trọng… Nếu những tin tức thời sự mà được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả thì phải thông qua những thủ tục nhất định nên khó khăn cho việc tiếp cận và mất đi tính thời sự. Tuy nhiên, nếu việc đưa tin thời sự có kèm theo những nhận định, bình luận của tác giả như phóng sự, sự kiện và bình luận… đã thể hiện sự sáng tạo của tác giả thì được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản trên không được bảo hộ quyền tác giả bởi những văn bản này mang tính quyền lực nhà nước mang tính phạm vi tác động tới toàn lãnh thổ của một quốc gia. Nên nếu được bảo hộ thì mọi người sử dụng phải xin phép chủ sở hữu, điều đó làm mất đi mục đích ban hành các loại văn bản này, là nhằm để phổ biến rộng khắp tới tất cả mọi người.
Các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Bất cứ nhà nước nào cũng ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các văn bản pháp luật và những bản dịch của văn bản đó được phổ biến rộng rãi, tuyên truyền đến mọi chủ thể qua nhiều kênh thông tin khác nhau nên không bảo hộ quyền tác giả.
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu không thành đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là vì nó không đảm bảo các điều kiện về tính sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
3. Dịch vụ pháp lý hỗ trợ bảo vệ quyền tác giả của Bản quyền Việt Nam
Với đội ngũ chuyên gia pháp lý nhiều kinh nghiệm, Bản quyền Việt Nam tự tin trong việc hỗ trợ Khách hàng các vấn đề trong lĩnh vực Bản quyền. Với phương châm luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng, VCD cố gắng và đảm bảo hỗ trợ Khách hàng và triển khai công việc một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất, thường xuyên báo cáo tiến trình vụ việc cũng như đưa ra kế hoạch hành động tiếp theo để Khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá kết quả công việc. Khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng và an tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Trên đây là bài viết “Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả”. Bản Quyền Việt Nam hi vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về quyền tác giả tại Việt Nam.
Trân trọng,