Trong thời đại công nghệ phát triển, có rất nhiều hành vi xâm phạm quyền liên quan do sự thiếu hiểu biết hoặc nhằm mục đích trục lợi, gây phương hại đến quyền và lợi ích của người biểu diễn, tổ chức đầu tư, sản xuất buổi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, tổ chức thực hiện chương trình phát sóng. Việc đăng ký quyền liên quan đối với các buổi biểu diễn, ghi âm, ghi hình,… tuy không phải thủ tục bắt buộc nhưng là bước rất quan trọng giúp chủ sở hữu có lợi thế trong việc bảo vệ quyền của mình, chống lại hành vi vi phạm bản quyền của cá nhân, đơn vị khác. Theo đây, Công ty Cổ phần Phát triển Bản Quyền Việt Nam (“Bản Quyền Việt Nam”) sẽ chia sẻ quy trình triển khai công việc đăng ký quyền liên quan tới Quý khách hàng.
Đăng ký quyền liên quan là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành: “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”.
Đăng ký quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận thông tin chủ sở hữu của quyền liên quan.
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Bản Quyền Việt Nam là tổ chức tư vấn, cung cấp dịch vụ đăng ký quyền liên quan được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bản Quyền Việt Nam sẽ cung cấp các dịch vụ sau đây giúp người biểu diễn, chủ sở hữu của quyền liên quan bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
Tư vấn những vấn đề có liên quan đến quy định của pháp luật về quyền liên quan;
Đại diện cho chủ sở hữu quyền liên quan tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký quyền liên quan theo uỷ quyền;
Những đối tượng được đăng ký quyền liên quan
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, đối tượng quyền liên quan được bảo hộ bao gồm:
Các cuộc biểu diễn được đăng ký quyền liên quan nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình thì Nhà sản xuất được bảo hộ quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại Điều 30 của Luật Sở hữu trí tuệ;
Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ;
Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Một lưu ý rằng, đối tượng của quyền liên quan (cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá) chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.
Khách hàng của Bản Quyền Việt Nam đối với dịch vụ đăng ký quyền liên quan là ai?
Khách hàng của Bản Quyền Việt Nam là những tổ chức, cá nhân tổ chức/thực hiện/đầu tư để thực hiện biểu diễn, ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc đối tượng được đăng ký quyền quyền liên quan, cụ thể như:
- Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn);
- Tổ chức, cá nhân đã sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.
- Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình);
- Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).
Quy trình Bản Quyền Việt Nam triển khai dịch vụ đăng ký quyền liên quan
Bước 1: Bản Quyền Việt Nam tiếp nhận thông tin, tư vấn ban đầu và báo giá dịch vụ
- Bản Quyền Việt Nam tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận yêu cầu của Khách Hàng;
- Bản Quyền Việt Nam sẽ tư vấn và kiểm tra tác phẩm của Khách hàng có đủ điều kiện để được bảo hộ quyền liên quan hay không?
- Bản Quyền Việt Nam sẽ gửi tới Khách hàng báo giá, trường hợp Quý khách hàng đồng ý với báo giá, Bản Quyền Việt Nam và Khách hàng sẽ ký kết Hợp đồng dịch vụ và chuyển sang Bước 2.
Bước 2: Bản Quyền Việt Nam triển khai đăng ký quyền liên quan cho Khách hàng
- Bản Quyền Việt Nam hỗ trợ Khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ hợp lệ
- Bản Quyền Việt Nam đại diện Khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với Cơ quan có thẩm quyền
- Sau khi Khách hàng hoàn thiện việc ký hồ sơ, Bản Quyền Việt Nam sẽ đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả; và
- Đồng thời, Bản Quyền Việt Nam sẽ đại diện khách hàng trao đổi, giải trình hồ sơ với Cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp cần thiết).
Bản Quyền Việt Nam đại diện Khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và nộp lệ phí
- Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ được Cục bản quyền tác giả chấp nhận hợp lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho Khách hàng; và
- Bản Quyền Việt Nam sẽ đại diện Quý khách hàng nộp lệ phí và nhận giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
Bản Quyền Việt Nam với đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm, tận tâm và chuyên nghiệp, Bản Quyền Việt Nam cam kết thực hiện công việc đăng ký quyền liên quan nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.