Ngày 26/10/2004, Việt Nam gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Sau nhiều lần sửa đổi, Công ước Berne đang đáp ứng được những yêu cầu bảo hộ Quyền tác giả trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Vì vậy, là thành viên của Công ước Berne, Việt Nam đã từng bước nghiên cứu và ban hành các quy định về Sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu mà Công ước này đặt ra cho các Quốc gia thành viên, trong đó phải kể đến hiệu lực bảo hộ quyền tác giả theo Công ước quốc tế.

1. Bảo hộ quyền tác giả là gì?

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “bảo hộ” có nghĩa là sự che chở và không dễ bị tổn thất. Như vậy, bảo hộ quyền tác giả chính là sự đảm bảo của Nhà nước đối với các tác phẩm để các tác phẩm đó không bị xâm phạm hay tổn thất bởi người khác. Thông qua các quy định của pháp luật để xác định các quyền của các chủ thể đối với tác phẩm, xác định hành vi bị coi là xâm phạm cũng như thiết lập các phương thức bảo vệ quyền của tác giả, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo hộ của mình một cách thuyết phục nhất. Ở Việt Nam, khái niệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lần đầu được quy định trong Phần thứ V của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bảo hộ quyền tác giả theo công ước Berne Là tuân thủ các quy định về bảo hộ quyền tác giả theo như :

  • Về đối tượng: căn cứ điều 2 công ước Berne như sau:
    • 1. Tác phẩm văn học và nghệ thuật; 
    • 2. Khả năng yêu cầu sự định hình;
    • 3. Tác phẩm phái sinh; 
    • 4. Văn bản chính thức;
    • 5. Sưu tập;
    • 6. Nghĩa vụ bảo hộ, chủ thể hưởng sự bảo hộ; 
    • 7. Tác phẩm mĩ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp;
    • 8. Tin tức
  • Hình thức của tác phẩm được bảo hộ: phải được thể hiện dưới dạng vật chất.
  • Thời hạn bảo hộ.
  • Ngoài ra, liên quan đến quyền bảo hộ còn phải tuân thủ các nguyên tắc như:
    • (1) Nguyên tắc đối xử quốc gia;
    • (2) Bảo hộ đương nhiên;
    • (3) Bảo hộ độc lập.

2. Quyền tác giả có hiệu lực quốc tế không?

Một tác phẩm sáng tạo được coi là được bảo hộ quyền tác giả ngay khi được tạo ra. Theo hai công ước quốc tế về quyền tác giả (đặc biệt là Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật), các tác phẩm văn học và nghệ thuật được bảo hộ mà không cần tiến hành thủ tục bất kỳ tại nước thành viên của các công ước này (151 quốc gia tính đến tháng 8 năm 2003 – danh sách các quốc gia thành viên ở Phụ lục VII). Quy định này cũng được áp dụng đối với tất cả thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

Quyền tác giả được quy định khá rông trong công ước Berne. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 3 và Điều 5 Công ước Berne quy định về quy tắc bảo hộ quyền tác giả quốc tế khá chi tiết như sau:

  • Về quy mô: tác phẩm được bảo hộ có thể là của công dân của một nước là thành viên của Công ước Berne hoặc không phải nhưng là công dân của một trong những nước là thành viên của Liên hiệp mà công bố lần đầu tiên ở một trong những nước thành viên của Liên hiệp, có nơi cư trú thường xuyên ở một trong những nước trên vẫn được tự động bảo hộ kể cả đã đăng kí văn bằng bảo hộ hay chưa.
  • Về pháp luật điều chỉnh: ngoài công ước này, việc bảo hộ quyền tác giả còn được điều chỉnh bởi pháp luật của quốc gia gốc. Điều 5 quy định về quốc gia gốc như sau:

“a) Quốc gia thành viên Liên hiệp, nơi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Tuy nhiên, nếu là tác phẩm được công bố đồng thời ở nhiều nước thành viên Liên hiệp có thời hạn bảo hộ khác nhau thì Quốc gia gốc của tác phẩm là Quốc gia có thời hạn bảo hộ ngắn nhất”.

Vì vậy, không có thủ tục đăng ký quốc tế để bảo hộ quyền tác giả như sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Trong khi không có thủ tục quốc tế nào về đăng ký bảo hộ quyền tác giả ở nước ngoài và tác phẩm của bạn sẽ tự động được bảo hộ mà không cần đăng ký ở tất cả các quốc gia thành viên của Công ước Berne.

Mặc dù vẫn còn một vài điểm khác biệt nhưng Công ước Berne và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đều quy định bảo hộ các tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ. Ngoài ra, công ước Berne và Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đều quy định về việc bảo hộ đương nhiên, cụ thể là một tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ sẽ được tự động bảo hộ kể cả công bố, đăng kí văn bằng bảo hộ hay chưa.

Trên đây là bài viết: “Hiệu lực bảo hộ quyền tác giả theo Công ước quốc tế”. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn”.