Thế giới ngày càng phát triển bước vào thời kỳ chuyển đổi số, cách mạng khoa học kỹ thuật, vấn đề vi phạm bản quyền ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện tràn lan khắp nơi, nhất là trên các nền tảng mạng xã hội – nơi gắn kết hàng trăm triệu tài khoản người dùng trong và ngoài nước.Trong đó tình trạng vấn đề vi phạm bản quyền âm nhạc đang rất khó kiểm soát.Chính vì thế chúng ta sẽ không tránh khỏi những vi phạm bản quyền khi đăng tải nội dung trên nền tảng số. Để tìm hiểu kỹ vấn đề này hãy theo dõi bài viết của VCD dưới đây.

1. Vi phạm bản quyền âm nhạc là gì

Bản quyền (hay quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ.

Vi phạm bản quyền, ăn cắp bản quyền hay lậu là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện các tác phẩm phái sinh.

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt cảm xúc của người hát hoặc người nghe. Các yếu tố chính của nó là cao độ, nhịp điệu, âm điệu, và những phẩm chất âm thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc.

Vi phạm bản quyền âm nhạc có thể hiểu là bài hát, tác phẩm âm nhạc bị cắt, sử dụng mà không có sự cho phép của chủ sở hữu bài hát. Cụ thể hơn là các hành vi như ăn cắp logo, tên tác phẩm; sửa chữa trái phép, sử dụng cho mục đích quảng cáo thương mại, bán bất hợp pháp và phổ biến nhất là sao chép và đạo văn.

2. Vi phạm bản quyền âm nhạc trong môi trường số

Thực tế ở thời điểm hiện tại, việc bảo vệ nội dung số của chủ thể quyền hầu như chỉ dừng lại ở việc thực hiện các biện pháp công nghệ tự bảo vệ tác phẩm của mình, đồng thời thực hiện các biện pháp cảnh báo và biện pháp xử lý hành chính để yêu cầu cơ quan nhà nước hỗ trợ ngăn chặn các hành vi vi phạm diễn ra với quy lớn. Còn việc áp dụng biện pháp khởi kiện dân sự tại tòa án có thẩm quyền vẫn còn là câu chuyện khó khăn với các chủ thể quyền.

Tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trên không gian mạng sẽ khó có thể được giải quyết nếu như bản thân chủ thể tác giả không nhận thức và nắm bắt được các quy định của pháp luật để bảo vệ tác phẩm của mình, mỗi người dân không ý thức được việc sử dụng những tác phẩm sao chép, vi phạm bản quyền là hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng cần đầu tư nguồn lực, ứng dụng các công nghệ thông tin để bảo vệ, rà soát tình trạng vi phạm bản quyền để có những giải pháp xử lý kịp thời.

Trung bình người Việt dành thời gian hơn một giờ mỗi ngày để nghe nhạc trên thiết bị di động của họ. Nắm bắt được điều này, nhiều công ty công nghệ, các nhà phát triển ứng dụng đã đầu tư và phát triển các website, các ứng dụng nghe nhạc trực tuyến để người dùng có thể thưởng thức âm nhạc ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ thời gian nào họ muốn. Tại Việt Nam, âm nhạc trực tuyến đã dần trở nên phổ biến. Cùng với sự phát triển các nền tảng online kết hợp với các ứng dụng trên điện thoại thông minh, tiềm năng của thị trường nghe nhạc trực tuyến tại Việt Nam là rất lớn. Dự báo trong tương lai sẽ có thêm nhiều ứng dụng nghe nhạc trực tuyến tham gia vào thị trường âm nhạc Việt Nam; đặc biệt là sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các nền tảng chia sẻ video ngắn như Tik Tok, Shorts (Google), Reels (Facebook)… khiến cho việc tiếp cận các tác phẩm âm nhạc trên môi trường số càng trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn.

Chưa dừng lại ở đó, chủ thể quyền bị xâm phạm không chỉ là tổ chức, cá nhân trong nước mà bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài. Ngoài ra, hiện nay, các công ty cung cấp dịch vụ trung gian cho phép người dùng truy cập và đăng tải nội dung nhưng việc kiểm soát bản quyền rất lỏng lẻo gây ra tình trạng xâm phạm quyền tác giả tràn lan.

Trong trường hợp xâm phạm bản quyền tác giả, bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Bên cạnh đó, tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP cũng quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như  sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và bị áp dụng hình thức khắc phục hậu quả như trên.

Vi phạm bản quyền âm nhạc trong môi trường số

3. Cách kiểm tra vi phạm bản quyền âm nhạc trên Facebook, Youtube

Cách kiểm tra vi phạm bản quyền âm nhạc trên Facebook

Bước 1: Cài đặt ứng dụng SoundHound trên CH Play hoặc App Store.

Bước 2: Bật nhạc và khởi động ứng dụng SoundHound.

Bước 3: Truy cập link nhạc bản quyền của Facebook.

Bước 4: Tìm kiếm bài hát có trong video của bạn.

Bước 5: Nếu bài hát hiển thị tức là bài hát đó không dính bản quyền và bạn có thể sử dụng.

Cách kiểm tra vi phạm bản quyền âm nhạc trên Youtube

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ: https://tunestotube.com

Bước 2: Đăng nhập bằng Gmail của bạn.

Bước 3: Chọn đoạn nhạc bạn muốn kiểm tra bản quyền.

Bước 4: Upload ảnh và đoạn mp3 lên.

Bước 5: Click “Create Video”

Bước 6: Chờ đợi video được tạo.

Bước 7: Đăng nhập vào tài khoản Youtube của bạn.

Bước 8: Kiểm tra video nhạc bạn tạo có dính bản quyền không.

Trước tình hình vi phạm bản quyền trên môi trường số ngày càng phổ biến, VCD cho rằng, việc bảo vệ quyền, lợi ích của tác giả cần được coi trọng hơn, quan tâm hơn so với những vấn đề dân sự thông thường để tránh tác động không tốt đến yếu tố tâm lý, ảnh hưởng đến sức sáng tạo cũng như chất lượng sáng tác đứa con tinh thần của tác giả.