Kịch bản sự kiện âm nhạc đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và hoàn thiện bất kỳ chương trình biểu diễn âm nhạc cụ thể nào. Đây là tài liệu được nhà tổ chức sự kiện đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và nguồn lực tài chính để sáng tạo ra. Thực tế, kịch bản sự kiện âm nhạc chính là một loại tài sản sở hữu trí tuệ đặc biệt, mang lại giá trị thương mại quan trọng. Chính vì vậy, việc bảo vệ và quản lý bản quyền đối với kịch bản này cần được quan tâm và thực hiện ngay từ đầu nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà tổ chức sự kiện. Bài viết của VCD dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
1. Khái niệm bản quyền kịch bản sự kiện âm nhạc
Kịch bản được coi là bản ghi chép chi tiết về cốt truyện, nhân vật, môi trường, diễn biến và các chi tiết liên quan khác của một tác phẩm nghệ thuật như kịch, truyền hình hay trò chơi điện tử, chủ yếu nhằm hướng dẫn và hỗ trợ đội ngũ sản xuất trong quá trình thực hiện.
Thông thường kịch bản được sáng tác bởi một nhà văn kịch hoặc biên tập viên và sau đó sẽ được chỉnh sửa và điều chỉnh để phù hợp với quá trình sản xuất. Kịch bản sự kiện âm nhạc thường được viết theo dạng văn bản với các lời thoại mô tả cảnh quay và hành động được đặt trong khung hình và cột tương ứng bao gồm cả các hướng dẫn cho diễn viên và đội ngũ sản xuất.
Sự kiện âm nhạc là một sự kiện văn hóa cộng đồng nhằm hướng tới các màn biểu diễn ca hát và chơi nhạc cụ trực tiếp sống động thường diễn ra theo chủ đề mang tính chất giải trí.
Bản quyền kịch bản sự kiện âm nhạc là quyền sở hữu trí tuệ dành cho người sáng tạo ra kịch bản đó. Cụ thể, đây là quyền độc quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học (kịch bản) được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký hiệu khác, mô tả chi tiết về nội dung, trình tự, thời gian diễn ra, các tiết mục, nghệ sĩ tham gia và các yếu tố khác của một sự kiện âm nhạc.
Kịch bản sự kiện âm nhạc là bước đầu tiên trong toàn bộ quá trình sản xuất chương trình sự kiện âm nhạc. Thực tế kịch bản nói chung là một trong các loại hình tác phẩm văn học đồng thời đây cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ. Trong đó tác giả sáng tạo ra kịch bản thường được gọi là biên kịch.
2. Quy định của pháp luật về bản quyền kịch bản sự kiện âm nhạc
Trình tự hình thành nên kịch bản sự kiện âm nhạc:
- Lên kịch bản chi tiết: như tạo logo thiết kế chủ đề, tạo nội dung chi tiết, thời gian cho từng tiết mục…
- Tiến hành thực hiện: cần triển khai những công việc nhue xin cấp phép biểu diễn, liên hệ với nhà cung cấp dụng cụ, thết bị, những nghệ sĩ, MC, thuệ địa điểm và ký hợp đồng. Ngoài ra cần phải thực hiện truyền thông quảng cáo cho chương trình với các chiến lược marketing.
- Quản lý chương trình: gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là chuẩn bị vào sự kiện còn giai đoạn 2 là chuẩn bị khâu bế mạc sự kiện.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ thì kịch bản sự kiện âm nhạc được bảo hộ quyền tác giả theo loại hình thức văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết khác. Thời điểm bảo hộ sẽ được phát sinh kể từ thời điểm kịch bản sự kiện âm nhạc ra mắt sản phẩm được sáng tạo ra và thể hiện dưới dạng chữ viết. như vậy kịch bản sự kiện âm nhạc sẽ được tự động bảo hộ khi được sáng tạo ra và thể hiện dưới dạng chữ viết mà không cần thực hiện việc đăng ký tại Cục bản quyền tác giả. Tuy nhiên khi xảy ra tranh chấp về bản quyền chủ sở hữu, biên kịch cũng gặp khó khăn, tốn công sức, thời gian, tiền bạc để chứng minh quyền chính đáng đối với kịch bản âm nhạc đó. Do đó để bảo vệ kịch bản sự kiện âm nhạc trước các hành vi xâm phạm cần thiết phải đăng ký bản quyền với Cục bản quyền.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với kịch bản
- Giấy ủy quyền của khách hàng cho công ty đi nộp
- Hai bản sao kịch bản cần đăng ký quyền tác giả in trên giấy A4 và đóng thành quyển
- Giấy cam đoan của tác giả
- Bản sao CCCD của tác giả
- Văn bản dồng ý của các đồng tác giả nếu kịch bản có đồng tác giả
- 01 đĩa CD chứa nội dung kịch bản
- Tài liệu khác tùy vào từng nội dung yêu cầu
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ giấy tờ đăng ký hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp văn bằng bảo hộ đăng ký quyền tác giả. Nếu giấy tờ đăng ký không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì Cục bản quyền sẽ gửi văn bản thông báo yêu cầu bổ sung cho người nộp đơn (theo quy định tại Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ).
Ngoài ra có thể chuyển nhượng kịch bản sự kiện âm nhạc, hoàn toàn có thể thực hiện các hợp đồng, giao dịch thương mại đối với kịch bản thông qu hình thức chuyển nhượng hoặc cấp quyền sử dụng kịch bản. Việc chuyển nhượng bản quyền kịch bản sự kiện âm nhạc cũng tương tự như các giao dịch dân sự khác tuy nhiên cần phải lưu ý có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đê hợp thức hóa giao dịch này. Thêm vào đó cần lưu ý việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện với các đối tượng quyền có thể chuyển giao những quyền nhân thân tác giả sẽ không được phép chuyển nhượng dưới bất kỳ hình thức nào bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố sử dụng; và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự uy tín của tác giả.
VCD thấy rằng việc bảo hộ bản quyền đối với kịch bản sự kiện âm nhạc là hết sức cần thiết. Đây là tài liệu được sáng tạo ra bằng sự đầu tư rất nhiều công sức, thời gian và nguồn lực tài chính của nhà tổ chức, do đó cần được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, kịch bản sự kiện âm nhạc có giá trị thương mại cao, có thể mang lại nguồn doanh thu quan trọng, vì vậy việc bảo hộ bản quyền giúp đảm bảo lợi ích tài chính và tăng giá trị thương hiệu cho nhà tổ chức.