Hiện nay, biểu diễn nghệ thuật đường phố đã trở thành một xu hướng phổ biến ở Việt Nam. Tại những không gian công cộng như công viên, phố đi bộ và khu ẩm thực, không khó để bắt gặp những nghệ sĩ, đơn lẻ hoặc theo nhóm, thể hiện tài năng của mình, chủ yếu qua các phần trình diễn ca hát. Những hoạt động này không chỉ tạo không khí sống động mà còn mang đến trải nghiệm văn hóa phong phú cho người dân và du khách. Tuy nhiên việc biểu diễn âm nhạc đường phố không bán vé có phải xin phép không?. Hãy theo dõi bài viết của VCD dưới đây.
1. Biểu diễn âm nhạc đường phố không bán vé là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 144/2020 đưa ra khái niệm hoạt động nghệ thuật biểu diễn là hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật, lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật.
Đồng thời tại khoản khoản 3 Điều này quy định loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm: sân khấu, âm nhạc, múa và các hình thức diễn xướng dân gian từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam và thế giới.
Biểu diễn âm nhạc đường phố là hoạt động nghệ thuật nơi các nghệ sĩ thể hiện tài năng âm nhạc của mình ở không gian công cộng như đường phố, công viên hay quảng trường, thường miễn phí cho khán giả. Hoạt động này cho phép nghệ sĩ tương tác trực tiếp với công chúng, thể hiện đa dạng thể loại âm nhạc.
Theo đó, Biểu diễn âm nhạc đường phố không bán vé là hoạt động nghệ thuật trong đó các nghệ sĩ trình diễn âm nhạc công khai tại các địa điểm công cộng mà không thu phí vào cửa. Khán giả có thể thưởng thức miễn phí, và nghệ sĩ thường tương tác trực tiếp với công chúng.
2. Biểu diễn âm nhạc đường phố không bán vé có phải xin phép không?
Khoản 4 Điều 3 nghị định 144/2020 quy định về cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn như sau:
1. Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
3. Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
4. Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Theo đó việc sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội là những hành vi bị cấm trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Đồng thời tại khoản 2 điều 9 Nghị định 144/2020 quy định về thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật như sau:
1. Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này thông báo tới cơ quan nhà nước quy định tại khoản 3 Điều này trước khi tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.
2. Cơ sở kinh doanh thực hiện hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này thông báo tới cơ quan nhà nước quy định tại điểm b khoản 3 Điều này trước khi tổ chức.
3. Cơ quan tiếp nhận thông báo:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, ban, ngành trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân khác.
4. Trình tự tiếp nhận thông báo:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi thông báo bằng văn bản (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận thông báo ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
Do đó các cơ sở kinh doanh tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật vẫn phải thông báo đến Ủy ban nhan dân cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn.
Về khía cạnh Sở hữu trí tuệ tác phẩm âm nhạc là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, theo đó Luật sở hữu trí tuệ có quy định người biểu diễn tác phẩm âm nhạc không phải xin phép và trả tiền thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả khi biểu diễn trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào, ngược lại đối với các trường hợp biểu diễn vì mục đích thương mại thì phải xin phép và trả tiền thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả. Do đó khi biểu diễn tác phẩm âm nhạc người biểu diễn cũng phải lưu ý các vấn đề liên quan đến quyền tác giả để tránh những xâm phạm đến quyền tác giả của chủ sở hữu tác phẩm đó.
Trên thưc tế việc biểu diễn nơi công cộng thường phải xin phép nếu thực sự mục đích của việc biểu diễn là để từ thiện hay phục vụ công cộng thì việc thông qua Sở VH – TT địa phương tổ chức là chuyện bình thường ngay cả các chương trình biểu diễn phục vụ miễn phí cuối tuần ở trước Nhà Hát TPHCM cũng phải xin phép sở VH – TT TPHCM – nơi thuộc quản lý của trung tâm.
VCD thấy rằng việc xin phép biểu diễn âm nhạc đường phố, ngay cả khi không bán vé, là cần thiết để tuân thủ quy định pháp luật của địa phương. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho cả nghệ sĩ và khán giả, đồng thời quản lý tình hình trật tự công cộng. Ngoài ra, việc xin phép còn giảm thiểu xung đột với các hoạt động khác trong khu vực và thể hiện sự tôn trọng đối với cộng đồng và các nghệ sĩ khác. Hơn nữa, có giấy phép có thể giúp bạn nhận được hỗ trợ từ cơ quan chức năng trong việc quảng bá sự kiện, tạo điều kiện cho hoạt động nghệ thuật diễn ra suôn sẻ và bền vững.