Hiện nay, với sự phát triển của tài năng và năng khiếu hội họa, cùng với việc nhiều người trẻ đam mê sáng tạo nghệ thuật, số lượng tác phẩm và phòng tranh ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, sự gia tăng này cũng đồng nghĩa với nguy cơ cao về việc đạo nhái và sao chép các tác phẩm nghệ thuật. Việc bảo vệ quyền tác giả trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm, đảm bảo quyền lợi cho các nghệ sĩ sáng tạo. Do vậy, bài viết của VCD dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đăng ký bản quyền tác giả đối với tranh vẽ.
1. Bản quyền tác giả đối với tranh vẽ là gì?
Tại khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả là quyền của tổ chức cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả của tác phẩm tranh vẽ phát sinh kể từ khi tác phẩm tranh được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Với đặc tính riêng biệt tranh vẽ được xếp vào loại tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng và trở thành loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.
Do đó đăng ký bản quyền tranh vẽ được hiểu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận quyền tác giả của người sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm tranh vẽ đó. Với việc ghi nhận tác giả và chủ hữu quyền tác giả trên Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ giúp cho tác giả và chủ sở hữu có được bằng chứng sở hữu, dễ dàng xử lý các hành vi xâm phạm.
Đăng ký bản quyền tranh là một việc làm cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người sáng tạo. Việc này giúp ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm, như sao chép, trưng bày hoặc phân phối tranh mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu.
Khi tác phẩm tranh được đăng ký quyền tác giả, điều này đồng nghĩa với việc công nhận quyền sở hữu hợp pháp của tác giả đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép tác phẩm, họ phải có sự đồng ý từ chủ sở hữu. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, tác giả hoặc chủ sở hữu có thể chứng minh quyền sở hữu của mình thông qua Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
2. Quy định của pháp luật về bản quyền đối với tranh vẽ
Để được bảo hộ thì tác phẩm mỹ thuật cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, tác phẩm mỹ thuật là những tác phẩm mang tính nghệ thuật, thể hiện được chất riêng của người sáng tạo ra tác phẩm.
Thứ hai, Tại khoản 7 Điều 6 Nghị định 17/2023/ND-CP quy định về một số loại hình như sau:
Các tác phẩm hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, bột màu, màu nước, giấy đỏ và các chất liệu khác.
Các tác phẩm đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác.
Các tác phẩm điêu khắc; tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng.
Các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện nghệ thuậ đương đại khác.
Các tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác tồn tại dưới dạng độc bản. Tác phẩm đồ họa có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50 được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.
Thứ ba là về cách thức thể hiện tác phẩm, các tác phẩm sẽ được thể hiện dưới dạng không gian hai chiều (như bức tranh, bản vẽ, bản khắc axit, tờ in lito…) hoặc không gian hai chiều (như điêu khắc, tác phẩm kiến trúc) bất kể nội dung (hiện thực hay trừu tượng…) và mục đích (thuần túy, nghệ thuật, quảng cáo…).
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với tranh vẽ:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tranh vẽ theo Mẫu số 05 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL.
- 02 Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả cho tranh vẽ và 02 bản in trên giấy A4 tác phẩm có chữ ký hoặc giấu của tác giả, chủ sở hữu.
- CCCD/CMND của tác giả.
- Giấy ủy quyền cho VCD thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả.
- Các tài liệu chứng minh quyền nộp.
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả.
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu trong trường hợp quyền tác giả của tranh vẽ thuộc sở hữu chung.
- Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho tranh vẽ phải được làm bằng Tiếng Việt. Trong trường hợp bằng nước ngoài phải được dịch ra Tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.
Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tranh vẽ bị mất hoặc hư hỏng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp lại Giấy chứng nhận này. Nếu việc cấp lại bị từ chối, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ, đồng thời nêu rõ lý do từ chối.
Trên đây là bài viết “Đăng ký bản quyền tác giả cho tranh vẽ”mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,