Trong lĩnh vực quyền tác giả, khái niệm tác phẩm khuyết danh thường gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt về vấn đề quyền sở hữu và sự công nhận của nó. Tác phẩm khuyết danh được định nghĩa là những tác phẩm mà danh tính của tác giả không được biết đến hoặc không được công bố. Vậy, khi nào tác phẩm khuyết danh được coi là thuộc về công chúng?. Bài viết của VCD dưới đây sẽ giúp bạn.

1. Ai được xem là chủ sở hữu của tác phẩm khuyết danh?

Tác phẩm khuyết danh theo quy định tại khoản 2 Điều 3 nghị định 17/2023 là tác phẩm không có hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố.

Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về chủ sở hữu của tác phẩm khuyết danh tại Điều 41 và Điều 42, theo đó, Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh trong trường hợp tác phẩm không có tổ chức, cá nhân nào quản lý và ngoài nhà nước pháp luật còn có quy định một chủ thể khác quản lý tác phẩm khuyết danh là tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm.

Mặt khác, tổ chức cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu và Nhà nước sẽ là đại diện quản lý tác phẩm khuyết danh nếu không có tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định.

Tác phẩm khuyết danh có được xem là thuộc về công chúng không?

2. Tác phẩm khuyết danh có được xem là thuộc về công chúng không?

Mặc dù danh tính tác giả của tác phẩm khuyết danh chưa được xác định, nhưng nếu tác phẩm đó đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định, nó vẫn được bảo hộ quyền tác giả. Giống như các loại hình tác phẩm khác, quyền tác giả của tác phẩm khuyết danh phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình. Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh cũng được áp dụng theo các quy định hiện hành.

Tại Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định:

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

Như vậy tác phẩm thuộc về công chúng là tác phẩm đã kết thức thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định nêu trên, cụ thể như sau:

  • Tổ chức hoặc cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh sẽ được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả hoặc đồng tác giả được xác định.
  • Trong trường hợp không có tổ chức hoặc cá nhân nào quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh, Nhà nước sẽ đại diện quản lý quyền tác giả và quyền liên quan. Nhà nước cũng sẽ hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính tác giả được xác định.

Vì vậy, trong thời gian bảo hộ, các tác phẩm khuyết danh sẽ không thuộc về công chúng và sẽ được quản lý bởi tổ chức, cá nhân hoặc Nhà nước. Khi hết thời hạn bảo hộ, các tác phẩm này sẽ trở thành tài sản công cộng.

Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 17/2023/NĐ-CP cho thấy việc quy định rõ ràng về việc quản lý tác phẩm khuyết danh  được Nhà nước đại diện quản lý hoặc tổ chức, cá nhân đứng ra quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền sẽ được hưởng các quyền lợi tương ứng.

Khi sử dụng tác phẩm khuyết danh, tổ chức hoặc cá nhân cần nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi đã nỗ lực tìm kiếm chủ thể quyền mà không thể tìm được hoặc không liên hệ được.

Trên thực tế hầu hết các tác phẩm khuyết danh đều thuộc thẩm quyền quản lý của Nhà nước. Vì vậy tổ chức cá nhân khi có nhu cầu sử dụng tác phẩm khuyết danh cần xin phép từ tổ chức đại diện của Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Khi bị phát hiện hành vi xâm phạm các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết “Tác phẩm khuyết danh có được xem là thuộc về công chúng không?

mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.

Trân trọng,