Sách giáo khoa có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn ảnh hưởng đến nhận thức của thế hệ trẻ. Được biết đến như một nguồn tài liệu thiết yếu, việc đăng ký bản quyền cho sách giáo khoa trở thành vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm do tầm quan trọng của nó. Các quy trình và thủ tục liên quan đến việc bảo vệ quyền tác giả cho sách giáo khoa rất cần được chú trọng. Bài viết của VCD dưới đây sẽ giúp bạn.

1. Khái niệm bản quyền và sách giáo khoa?

Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về bản quyền hay còn gọi là quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ việc đăng ký bản quyền là hình thức không bắt buộc bởi quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm ra đời được thể hiện dưới một hình thức nhất định không phân biệt về ngôn ngữ thì quyền tác giả vẫn phát sinh mà không phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.  Việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền là việc ghi nhận tác phẩm là của tác giả nào và ghi nhận về thông tin tác giảm ghi nhận về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đăng ký.

Sách giáo khoa là loại sách cung cấp kiến thức được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học. Đây là tác phẩm được xuất bản cụ thể hóa theo yêu cầu của chương trình giáo dục và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức.

Đăng ký bản quyền tác giả cho sách giáo khoa

2. Thủ tục đăng ký bản quyền cho sách giáo khoa

Quy trình đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa

Sau khi hoàn thành tác phẩm, chủ sở hữu hoặc tác giả cần thực hiện việc soạn thảo hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa theo quy định pháp luật. Hồ sơ này phải bao gồm các tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu và quy trình hình thành tác phẩm theo thực tế.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa

Bước đầu tiên bắt buộc là phải nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ Công Quốc gia để lấy mã hố sơ.

Sau đó, nộp trực tiếp tại các Cục bản quyền tác giả.

Hoặc nộp qua đường bưu điện đến các Cục bản quyền tác giả.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền tác giả cho sách giáo khoa

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cục bản quyền tác giả sẽ tiến hành xem xét, thẩm định và đưa ra các quyết định phù hợp với từng trường hợp như sau:

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ.

Nếu hồ sơ có thiếu sót hoặc sai sót cần bổ sung, Cục bản quyền tác giả sẽ thông báo cho người nộp hồ sơ để họ thực hiện điều chỉnh. Nếu cá nhân hoặc tổ chức không thực hiện sửa đổi trong thời gian quy định thì Cục bản quyền tác giả có quyền trả lại hồ sơ.

Trong trường hợp Cục bản quyền tác giả từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, sẽ có thông báo bằng văn bản gửi đến người nộp hồ sơ.

Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả cho sách giáo khoa

Lệ phí đăng ký là khoản chi mà tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm cần thanh toán cho cơ quan đăng ký (Cục bản quyền tác giả). Mức lệ phí này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại hình tác phẩm.

Theo Điều 4 của Thông tư 211/2016/TT-BTC, mức phí cho việc đăng ký quyền tác giả đối với sách giáo khoa được quy định là 100.000 đồng cho mỗi giấy chứng nhận.

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu của Cục bản quyền.
  • Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả (02 bản): Cần cung cấp 02 bản in trên giấy A4, có chữ ký hoặc dấu của tác giả hoặc chủ sở hữu.
  • Giấy tờ pháp lý của tác giả, bao gồm CCCD/CMND.
  • Giấy ủy quyền cho VCD để thực hiện thủ tục.
  • Các tài liệu chứng minh quyền nộp đơn.
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có nhiều tác giả.
  • Giấy cam đoan của tác giả về việc độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của người
  • khác.

Trong trường hợp người đăng ký không phải là tác giả (ví dụ: tổ chức, công ty), hồ sơ cần bổ sung:

  • Giấy ủy quyền cho VCD để thực hiện thủ tục.
  • Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả hoặc các tác giả.
  • Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm từ tác giả/các tác giả cho chủ sở hữu (nếu có chuyển nhượng).
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (nếu chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân).
  • Giấy cam đoan của tác giả hoặc các tác giả về việc độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền.
  • Đơn đăng ký bản quyền theo mẫu của Cục bản quyền tác giả.
  • Các thông tin khác: bút danh của tác giả, địa chỉ, số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Trên đây là bài viết “Đăng ký bản quyền tác giả cho sách giáo khoa” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.

Trân trọng,