Hiện nay, các chương trình truyền hình, các show thử thách hay các cuộc thi đang được đầu tư mạnh mẽ nhằm thu hút đông đảo khán giả. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển ý tưởng format chương trình, việc đăng ký bản quyền cho kịch bản cũng rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng sao chép. Vậy theo quy định hiện hành, quy trình đăng ký bản quyền format chương trình như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của VCD dưới đây.

1. Bản quyền format chương trình là gì?

Format chương trình hay còn gọi là kịch bản chương trình, là phương pháp tổ chức và bố trí các thành phần, nội dung, và thời gian trong một chương trình hoặc sự kiện để đạt được những mục tiêu cụ thể.

Đăng ký bản quyền là quy trình ghi nhận tác phẩm, nội dung mà bạn tạo ra với cơ quan chức năng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Khi hoàn tất việc đăng ký, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận từ Cục bản quyền, qua đó chứng minh bạn là chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm đó.

Để xây dựng một format chương trình hấp dẫn, người sáng tạo cần đầu tư nhiều công sức vào việc nghiên cứu, học hỏi và hiểu rõ tâm lý của khán giả. Do đó, format chương trình trở thành một tài sản sở hữu trí tuệ cần được bảo vệ, nhằm ngăn chặn việc người khác lợi dụng trí tuệ của tác giả để thu lợi. Đồng thời, việc bảo vệ này cũng tạo điều kiện cho tác giả khai thác lợi nhuận từ chương trình đó.

Đây là một tài liệu ghi lại chi tiết mọi yếu tố cấu thành nên chương trình, bao gồm thể loại, hình thức, nội dung, thời gian, khách mời và người dẫn chương trình. Nói cách khác, format chương trình được xem như một tác phẩm thể hiện dưới dạng chữ viết. Do đó, nó được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó nêu rõ rằng “Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và các tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc chữ ký khác.”

Đăng ký bản quyền Format chương trình như thế nào?

2. Hồ sơ đăng ký bản quyền cho format chương trình

Để đăng ký bảo hộ format chương trình  cần chuẩn bị hồ sơ sau:

  • 02 bản sao format chương trình đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao định hình đối tượng đăng ký liên quan.
  • Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền thay mặt tác giả).
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nếu người nộp đơn được quyền thừa kế, chuyển giao hoặc kế thừa quyền đó).
  • Giấy tờ đồng ý của các đồng tác giả (nếu tác phẩm có nhiều tác giả).
  • Giấy tờ đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung)
  • Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn của tác giả của tác phẩm.
  • Bản sao giấy tờ đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu tác phẩm (nếu là pháp nhân).

Lưu ý đối với tài liệu đăng ký:

  • Các tài liệu trong hồ sơ phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.
  • Nội dung tác phẩm không được chứa các thông tin cá nhân của người khác, tổ chức khác. Các thông tin không thuộc sở hưu của mình phải lược bỏ đi hoặc phải có văn bản đồng ý cho sở dụng các thông tin đó.

Quy trình thủ tục đăng ký bản quyền cho format chương trình truyền hình bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký theo yêu cầu.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục.
  • Bước 3: Theo dõi tiến trình hồ sơ đăng ký và chờ kết quả.

Kể từ ngày nhận đơn, nếu hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền kịch bản chương trình trong thời gian từ 15 đến 30 ngày làm việc.

Nếu Cục Bản quyền từ chối cấp Giấy chứng nhận, họ sẽ thông báo bằng văn bản đến người nộp đơn.

  • Dịch vụ đăng ký bản quyền format chương trình

Trên thực tế, việc đăng ký bản quyền cho kịch bản chương trình truyền hình không hề đơn giản như nhiều người vẫn tưởng. Người đăng ký thường gặp phải một số khó khăn cơ bản, như:

  • Không xác định được loại hình bảo hộ cho tác phẩm của mình.
  • Không biết cách soạn hồ sơ và chuẩn bị các tài liệu cần thiết để chứng minh nội dung.
  • Không nắm rõ quy trình nộp hồ sơ, đặc biệt là đối với cá nhân và tổ chức có yếu tố nước ngoài.
  • Gặp khó khăn trong việc tra cứu và xử lý các vướng mắc phát sinh.

Những vấn đề này thường xuất phát từ việc thiếu chuyên môn và kinh nghiệm. Để giải quyết những khó khăn này, bạn có thể sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền trọn gói của VCD. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, VCD sẽ đại diện cho bạn trong việc xử lý mọi thủ tục liên quan đến đăng ký bản quyền format chương trình.

Trên đây là bài viết “Đăng ký bản quyền Format chương trình như thế nào?” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.

Trân trọng,