Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tiếp cận thông tin của con người ngày càng gia tăng. Sự bùng nổ của Internet và các nền tảng truyền thông xã hội đã mở ra nhiều cơ hội cho nghề sáng tạo nội dung số. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức lớn cho các nhà sáng tạo trong việc bảo vệ bản quyền cho tác phẩm của mình. bài viết của VCD dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Sáng tạo nội dung số là gì? Người sáng tạo nội dung số là ai?
Tại Điều 2 Thông tư 02/2025/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 11/03/2025) quy định như sau:
…
12. Nghi thức số là tập hợp các quy tắc, chuẩn mực và hành vi ứng xử phù hợp trong môi trường số, bao gồm giao tiếp qua mạng Internet, sử dụng mạng xã hội, email, ứng dụng và các nền tảng trực tuyến.
13. Nội dung số là nội dung tồn tại dưới dạng dữ liệu số được mã hóa ở định dạng kỹ thuật số có thể đọc được và có thể được tạo, xem, phân phối, sửa đổi và lưu trữ bằng máy tính và công nghệ kỹ thuật số.
14. Phương tiện giao tiếp số là các nền tảng, công cụ và nội dung được tạo ra, lưu trữ, phân phối và truy cập thông qua công nghệ số, bao gồm mạng Internet, mạng xã hội, ứng dụng di động, các thiết bị điện tử.
Theo đó, sáng tạo nội dung số là được hiểu là việc sản xuất nội dung trên các nền tảng số. Nội dung (content) có thể bao gồm nhiều định dang khác nhau như bài viết, video, hình ảnh, âm thanh,….
Người sáng tạo nội dung số được gọi chung là digital creator hoặc content creator là những cá nhân tận dụng khả năng tư duy và sáng tạo của mình vào mục đích sản xuất nội dung trên các phương tiện truyền thông xã hội để thu hút người xem. Họ có thể là bất kỳ ai từ những người trẻ đam mê sáng tạo đến những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông. Họ có thể độc lập hay theo nhóm để kiếm tiền từ nội dung của mình từ quảng cáo, hợp tác bán hàng,… Họ có thể làm việc với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm giải trí, giáo dục, tiếp thị hoặc truyền thông.

2. Các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng số cần làm gì để bảo vệ bản quyền cho tác phẩm của mình?
Trong những năm gần đây, nghề sáng tạo nội dung số ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các nước phát triển. Điều này là do sự bùng nổ của internet và các nền tảng truyền thông xã hội, đã tạo ra cơ hội cho mọi người chia sẻ nội dung của mình với một lượng khán giả lớn.
Pháp luật Việt Nam không có khái niệm bản quyền, theo ngôn ngữ pháp lý là bản quyền là quyền tác giả. Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Các vấn đề về bản quyền tác phẩm được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, các Nghị định, Thông tư liên quan và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Căn cứ theo Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành đã quy định cụ thể các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm sáng tạo nội dung chú ý những điểm sau:
- Đầu tiên, việc đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả là điều cần thiết. Nộp hồ sơ đăng ký cho các sản phẩm như bài viết, video, hình ảnh và âm nhạc. Hồ sơ này cần bao gồm bản sao tác phẩm, thông tin về tác giả và chủ sở hữu, cùng với các giấy tờ liên quan để chứng minh quyền sở hữu.
- Sau khi hoàn tất quá trình đăng ký, chủ sở hữu sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền tác giả. Đây là một bằng chứng pháp lý quan trọng, giúp bảo vệ quyền lợi của họ trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Giấy chứng nhận này không chỉ khẳng định quyền sở hữu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý các vấn đề liên quan đến vi phạm bản quyền.
- Ngoài việc đăng ký cũng nên áp dụng các biện pháp công nghệ bảo vệ nội dung. Việc sử dụng watermark (đóng dấu bản quyền), mã hóa, và các công cụ theo dõi bản quyền sẽ giúp ngăn chặn tình trạng sao chép và sử dụng trái phép. Những công nghệ này không chỉ bảo vệ sản phẩm mà còn nâng cao giá trị và uy tín của tác phẩm.
- Cuối cùng, chủ sở hữu cần theo dõi và xử lý vi phạm một cách thường xuyên. Việc giám sát để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm như sao chép hay phân phối không phép là rất quan trọng. Khi phát hiện vi phạm, chủ sở hữu nên có biện pháp xử lý thích hợp, chẳng hạn như gửi cảnh báo, yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm, hoặc thậm chí khởi kiện nếu cần thiết. Thực hiện đầy đủ các bước này sẽ giúp bảo vệ hiệu quả quyền lợi và tài sản trí tuệ của bạn.
Trên đây là bài viết “Các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng số cần làm gì để bảo vệ bản quyền cho tác phẩm của mình?” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,