Các tác phẩm nghệ thuật dân gian là những giá trị văn hóa truyền thống vô cùng quý giá, cần phải được bảo tồn và phát triển. Tương tự như các tác phẩm khác được bảo hộ quyền tác giả, pháp luật cũng có những quy định và hướng dẫn cụ thể cho việc bảo hộ bản quyền các tác phẩm nghệ thuật dân gian. Vậy quy định của pháp luật về bản quyền âm nhạc dân gian như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của VCD dưới đây.
1. Đặc trưng của âm nhạc dân gian
Âm nhạc dân gian có những đặc trưng sau đây:
- Âm nhạc dân gian là nền âm nhạc được sinh ra trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp cũ, độc canh lúa, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường sinh thái tự nhiên. Tác giả của nó là những người nông dân sống trong những công xã xóm làng cho nên khuôn viên chủ yếu của hoạt động âm nhạc dân gian là các làng và các bản, buôn,…
- Âm nhạc dân gian gắn chặt với các hoạt động thường ngày trong sản xuất và sinh hoạt của người nông dân, họ sáng tác âm nhạc dân gian để phục vụ cho hoạt động đó như ru trẻ ngủ và không bao giờ họ hát ru khi đang trên đồng vì người sáng tạo bài hát ru và chỉ hát khi cần ru trẻ ngủ.
- Nó phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm của người nông dân bằng cách tham gia vào các hoạt động văn hóa dân gian. Chúng ta có thể tìm thấy ở đây những buổi trình diễn sử dụng các động tác múa trong tiếng hát hay tiếng đàn sáo với những bộ trang phục thêu dệt đầy những hoa văn, đường nét,… Tất cả những yếu tố đó kết hợp với nhau tạo ra một thể thống nhất.
- Ngoài ra âm nhạc dân gian được lưu trữ bằng trí nhớ con người, điều này không phải do người nông dân ngu dốt không biết chữ mà do cơ chế sáng tạo truyền bá và tiếp nhận của văn hóa nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng. Âm nhạc dân gian là kết quả của việc sáng tạo của người dân từ nhiều thế hệ, họ là người nắm được nhiều nhất vốn âm nhạc dân gian của cộng đồng có khả năng thực hành hay trình diễn thành thạo các kỹ năng, sáng tạo làm giàu thêm cho vốn ấy cũng đồng thời là người thầy truyền dạy vốn văn hóa đó cho các thế hệ trẻ.
Bản quyền là quyền tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tác. Các cá nhân khác không được xâm phạm đến các quyền của tác giả về quản lý, sử dụng, khai thác giá trị của tác phẩm nếu chưa được sự đồng ý.
Dựa vào những phân tích trên, Bản quyền âm nhạc dân gian có thể hiểu là quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm âm nhạc truyền thống của cộng đồng, thường không có tác giả cụ thể. Nó giúp bảo vệ giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc, ngăn chặn khai thác không công bằng, và có thể được quản lý theo luật pháp từng quốc gia. Việc bảo vệ bản quyền này không chỉ giữ gìn di sản văn hóa mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nghệ thuật.
2. Quy định của pháp luật về bản quyền âm nhạc dân gian
Âm nhạc dân gian được nhà nước tuyên bố bảo vệ, khuyến khích giữ gìn và phát huy. Tuy nhiên, điều dễ hiểu là mọi người không quan tâm đến việc ai là chủ sở hữu của âm nhạc dân gian và bản quyền của nó như thế nào. Như đã phân tích ở trên thì chủ sở hữu là các cộng đồng công xã do đó âm nhạc dân gian là thuộc sở hữu công cộng. Theo chính sách của nhà nước mọi người có “quyền” được sử dụng âm nhạc dân gian làm chất liệu để sáng tác những tác phẩm mới của họ.
Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ tại Điều 22 thì tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học được bảo hộ. Theo đó, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa, xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu thông bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.
Theo nội dung hướng dẫn của nghị định 22/2018/ND-CP các tác phẩm văn học được thể hiện dưới dạng cụ thể sau:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian truyện, thơ, câu đố là các loại hình nghệ thuật từ.
Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian: điệu hát, làm điệu âm nhạc, điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc, điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian.
Đồng thời Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định trường hợp các tổ chức cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật đân gian thì phải dẫn chiếu xuất xứ, chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành và bảo đảm gìn giữ giá trị đích thực của tác phẩm. Như vậy âm nhạc dân gian cũng là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Việc xác lập bảo hộ quyền tác giả đối với âm nhạc dân gian nói riêng và tác phẩm nghệ thuận dân gian nói chung được tiến hành theo cơ chế tự động. Cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 6 như sau: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tuy nhiên với âm nhạc dân gian sẽ được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ.
VCD thấy rằng việc bảo hộ bản quyền âm nhạc dân gian rất quan trọng để bảo vệ giá trị văn hóa và bản sắc của cộng đồng, ngăn chặn khai thác không công bằng, khuyến khích sự sáng tạo, và đảm bảo quyền lợi kinh tế cho các nghệ sĩ. Nó cũng thúc đẩy ý thức tôn trọng di sản văn hóa, góp phần duy trì sự đa dạng văn hóa trong xã hội.