Ngày nay thời đại công nghệ và thông tin đặc biệt là sự phổ biến của internet và các thiết bị di động đã thay đổi cách chúng ta tiếp cận và tiêu thụ thông tin, giải trí. Tuy nhiên các chương trình truyền hình hiện nay vẫn đang là món ăn tinh thần hằng ngày không thể thiếu  đối với nhiều người. Nó không chỉ đóng vai trò trong việc cung cấp thông tin giải trí và tạo kết nối toàn cầu mà còn là một ngành công nghiệp mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Vậy pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình truyền hình như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của VCD dưới đây.

1. Chương trình truyền hình là gì?

Chương trình là toàn bộ nói chung nhữn dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định nêu một cách vắn tắt. Truyền hình là truyền hình ảnh thường đồng thời có cả âm thanh, đi xa bằng radio hoặc bawdng đường dây (theo từ điển Tiếng Việt của GS. Hoàng Phê).

Dưới góc độ pháp lý theo quy định tại Luật Báo chí năm 2016 và Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT đưa ra định nghĩa về chương trình truyền hình là tập hợp các tin, bài trên báo hình theo một chủ đề trong thời lượng nhất định, có dấu hiệu biết mở đầu và kết thúc.

Hiểu một cách đầy đủ hơn thì chương trình truyền hình là sản phẩm sáng tạo bao gồm tập hợp nhiều tác phẩm gắn kết dựa trên một ý tưởng sáng tạo chủ đạo xuyên suốt, thể hiện dưới dạng hình ảnh và âm thanh, được các thủ thể sản xuất, tổ chức phát sóng truyền tới công chúng thông qua hoạt động biểu diễn, phát sóng truyền hình và phải tuân thủ quy định pháp luật về phạm vi nội dung, hình thức.

Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình truyền hình

2. Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình truyền hình

  1. Căn cứ xác lập quyền:

Quyền tác giả đối với chương trình truyền hình phát sinh một cách tự động kể từ khi tác phẩm gắn với chương trình truyền hình được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định không phân biệt nội dung, chất lượng, phương tiện, ngôn ngữ. Một Chương trình truyền hình có thể được tạo nên từ rất nhiều tác phẩm nguyên liệu hoặc bản thân chương trình truyền hình đó là một loại hình tác phẩm độc lập. Việc bảo hộ quyền tác giả không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

  • Đối tượng của quyền:

Quyền tác giả đối với chương trình truyền hình là quyền đối với tác phẩm sáng tạo thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học. Một chương trình truyền hình là sự thể hiện kết quả lao động trí tuệ có tính sáng tạo và độc đáo của nhiều chủ thể là cách thức thể hiện bằng các ý tưởng, suy nghĩ, tình cảm, quan niệm của các tác giả sáng tạo. Do đó đòi hỏi chương trình truyền hình không còn tồn tại ở dạng ý tưởng, ở dạng vô hình, ý thức mà đã được bộc lộ ra bên ngoài thế thới khách quan để có thể xác định được. Yêu cầu này chính là cơ sở cho việc có thể bảo hộ chương trình truyền hình nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì quyền tác giả không phát sinh.

  • Về chủ thể quyền:

Chủ thể quyền có thể là nhà biên kịch, quay phim, dựng phim, người sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, đạo diễn sân khấu, biên đạo múa,… hoặc bất cứ ai thực hiện công việc sáng tạo đối với chương trình truyền hình. Mỗi chủ thể có những vai trò, nhiệm vụ nhất định, sản phẩm sáng tạo của họ cũng có những đặc thù riêng là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Những cá nhân được bảo hộ quyền tác giả là những cá nhân trực tiếp sáng tạo ra các tác phẩm cấu thành nên một chương trình truyền hình, họ có thể là tác giả độc lập, đồng tác giả hoặc tập thể tác giả. Ngoài ra chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình truyền hình là tôt chức cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm có trong chương trình truyền hình; thường là các tổ chức phát sóng, đài truyền hình có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và nắm giữ quyền tài sản.

  • Về nội dung quyền:

Thông thường quyền tác giả được phân chia thành hai loại là quyền nhân thân và quyền tài sản. Những quyền này được trao cho các chủ thể quyền tác giả trong một thời hạn nhất định nhằm bù đắp công sức sáng tạo, thời gian và tiền bạc của các chủ thể này để cho ra đời tác phẩm, có tác dụng khuyến khích hoạt động sáng tạo.

3. Vai trò của bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình truyền hình

  • Là cơ sở pháp lý để chủ thể quyền thực hiện độc quyền khai thác thương mại, thúc đẩy và khuyến kích hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực truyền hình.
  • Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình truyền hình là hành lang pháp lý ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền tác giả, thu hút vào bảo hộ đầu tư trong lĩnh vực truyền hình.
  • Bảo hộ quyền tác giả đối với trương trình truyền hình là công cụ đảm bảo cạnh tranh trong lĩnh vực truyền hình nâng cao chất lượng sản phẩm truyền hình và đời sống tinh thần cho nhân dân.
  • Là công cụ thực hiện các cam kết quốc tế về quyền tác giả nói chung và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truyền hình nói riêng.

Trên đây là bài viết “Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình truyền hình”mà VCD gửi đế

bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.

Trân trọng,