Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sáng tạo, quyền tác giả đã trở thành một chủ đề được quan tâm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Việc bảo vệ quyền tác giả không chỉ đảm bảo quyền lợi cho các tác giả trong nước mà còn tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức nước ngoài tham gia vào thị trường sáng tạo tại Việt Nam. Điều này đặt ra câu hỏi quan trọng: Liệu cá nhân nước ngoài có thể đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam hay không? Bài viết của VCD dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài.
Bảo bộ quyền tác giả là những cách thức, biện pháp được cách thức, biện pháp được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng nhằm tạo hành lang pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, xác lập quyền đối với đối tượng và quyền tác giả tương ứng trước sự xâm phạm.
Theo nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được chia làm hai trường hợp:
Tác phẩm bảo hộ theo quy định của Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, trường hợp này sẽ áp dụng quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để điều chỉnh việc bảo hộ quyền tác giả.
Hiện nay Việt Nam đang là thành viên của các Điều ước quốc tế: Công ước Bern, Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ,…
Trường hợp không có Điều ước quốc tế điều chỉnh. Việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt Nam.
- Tác phẩm được công bố tại Việt Nam sau thời hạn 30 ngày kể từ khi tác phẩm được công bố ở các quốc gia khác.

2. Cá nhân nước ngoài có được đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam không?
Căn cứ theo khoản 1 và 2 Điều 38 Nghị định 17/2023 quy định về thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan trực tiếp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hoặc thông qua ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam.
Đồng thời căn cứ theo Điều 18 Nghị định 17/2023 quy định về Chủ sở hữu quyền tác giả như sau:
Chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Điều 36 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Từ những căn cứ trên thì cá nhân nước ngoài được đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam. Ngoài ra chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt nam có thể nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Theo khoản 3 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan như sau:
Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
…
3. Đại diện hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Trường hợp cá nhân đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: Người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo ủy quyền của cá nhân;
b) Trường hợp tổ chức đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: Người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc người thuộc tổ chức được người đại diện theo pháp luật của tổ chức ủy quyền; tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo ủy quyền của tổ chức; người đứng đầu trụ sở, văn phòng đại diện hoặc đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam nếu là tổ chức nước ngoài.
Do đó, người đại diện hợp pháp của cá nhân đăng ký quyền tác giả là:
- Người đại diện hợp pháp của cá nhân.
- Người đại diện theo ủy quyền của cá nhân.
- Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả theo ủy quyền của cá nhân.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
- Bản sao tác phẩm cần đăng ký.
- Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền.
- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền tác giả.
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả nếu tác phẩm có đồng tác giả.
- Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết “Cá nhân nước ngoài có được đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam không? ” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,