Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sáng tạo đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tác giả. Tác phẩm được thuê làm là một khái niệm khá quen thuộc trong lĩnh vực đăng ký quyền tác giả. Tuy nhiên, điều này đặt ra nhiều câu hỏi về cách thức đăng ký bản quyền cho các tác phẩm này như thế nào? Bài viết của VCD dưới đây sẽ giúp bạn.

1. Học thuyết “work made for hire”.

Học thuyết “work made for hire” được hình thành từ pháp luật bản quyền của Hoa Kỳ, “work made for hire” được dịch sang Tiếng Việt là “tác phẩm được thuê làm” có nghĩa là quyền tác giả không thuộc về tác giả.

Quyền tác giả về cơ bản được hiểu là quyền độc quyền làm bản sao và kiểm sát bản gốc tác phẩm văn học nghệ thuật( ví dụ như tác phẩm viết, báo chí, điện ảnh, kiến trúc, mỹ thuật ứng dụng,…) được bảo hộ bởi pháp luật về quyền tác giả trong một thời hạn nhất định ( thường là 50 năm sau khi tác giả qua đời). Biểu tượng chữ C trong vòng tròn © thường hay xuất hiện trên các ấn phẩm là ký hiệu cảnh báo về tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, luật pháp không yêu cầu phải có ký hiệu © trên tác phẩm thì quyền tác giả mới được bảo hộ.

Theo Cornell Law Shool quyền tác giả là quyền làm bản sao, công bố, bán hoặc phân phối đối tượng bảo hộ quyền tác giả. Trong khi đó, theo Harvard University, quyền tác giả là quyền hợp pháp dành cho tác giả, nghệ sĩ, nhà soạn nhạc hoặc những người sáng tạo khác, cho phép họ kiểm soát việc người khác sử dụng tác phẩm của họ mà theo đó nhìn chung tác phẩm có bản quyền không thể bị sao chụp, phổ biến hoặc chiếm đoạt bởi người khác mà không có sự cho phép của họ.

“Tác phẩm được thuê làm” có nguồn gốc từ phán quyết số 1989 của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong vụ Community for Creative Non-Violencev.Reid.

Điều 101 Đạo luật bản quyền Mỹ năm 1976 chia “tác phẩm được thuê làm” thành hai phần:

  • Tác phẩm được làm bởi người lao động trong quá trình người này thực hiện công việc thuộc phạm vi của nhiệm vụ của quan hệ hợp đồng lao đông.
  • Tác phẩm được đặt hàng hoặc thuê khoán được dùng với ý nghĩa:
  • Một phần đóng góp hoặc bài viết cho tác phẩm chung hoặc tuyển tập.
  • Một phần của tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác.
  • Bản dịch.
  • Tác phẩm bổ trợ (lời giới thiệu, lời nói đầu, minh họa, bình luận, minh họa,…).
  • Tác phẩm biên soạn.
  • Văn bản hướng dẫn.
  • Bài thi kiểm tra.
  • Tài liệu trả lời cho bài thi kiểm tra.
  • Tác phẩm bản đồ.

Nếu các bên cùng thỏa thuận bằng văn bản được ký bởi chính họ rằng tác phẩm đó phải được xem là “tác phẩm được thuê làm”.

Các “tác phẩm được thuê làm” đăng ký bản quyền như thế nào?

2. Các “tác phẩm được thuê làm” đăng ký bản quyền như thế nào?

Theo pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành, tại Khoản 2 Điều 4 quy định quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân sáng tạo ra tác phẩm hoặc sở hữu tác phẩm. Trong đó đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Trong pháp luật Việt Nam không có khái niệm pháp lý về “tác phẩm được thuê làm” hay còn gọi là “work made for hire”. Cái gọi là “tác phẩm được thuê làm” dưới dạng tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm hoặc theo dạng tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả thuộc tổ chức của mình để sáng tạo. Tuy nhiên các dạng này đều không phải là “tác phẩm được thuê làm” theo định nghĩa tại Điều 101 của Luật Bản quyền Hoa Kỳ nêu trên và vì Việt Nam không chấp nhận chuyển giao quyền nhân thân trừ quyền công bố và cho phép người khác công bố và cũng không công nhận tác giả là tổ chức hoặc pháp nhân.  Do đó, tác giả của tác phẩm phải là người được thuê hoặc giao nhiệm vụ còn chủ sở hữu quyền tác giả chính là người thuê hoặc tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm này bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
  • Bản sao của tác phẩm.
  • Bản cam đoan của tác giả.
  • Hợp đồng thuê sáng tạo/thiết kế (nếu có).
  • Quyết định giao việc/giao nhiệm vụ (nếu có).
  • Văn bản thỏa thuận giữa các đồng tác giả (nếu có).
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu quyền tác giả (nếu có).
  • Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ đăng ký là người được ủy quyền.
  • Căn cước công dân của tác giả.
  • Đăng ký kinh doanh của công ty nếu chủ sở hữu là tổ chức.

Theo đó, đối với việc đăng ký quyền tác giả, có thể đến nộp hồ sơ ở một số địa điểm sau đây:

  • Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.

Trên đây là bài viết “Các “tác phẩm được thuê làm” đăng ký bản quyền như thế nào? ” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.

Trân trọng,