Chương trình truyền hình thực tế đã trở thành một hiện tượng văn hóa không thể thiếu trong đời sống giải trí hiện đại. Với những câu chuyện chân thực, tình huống bất ngờ và sự tham gia của các nhân vật thực tế, thể loại này thu hút hàng triệu khán giả mỗi ngày. Tuy nhiên, bên cạnh sự hấp dẫn đó, một vấn đề quan trọng lại ít được nhắc đến: quyền sở hữu trí tuệ và khả năng bảo hộ bản quyền cho các chương trình truyền hình thực tế. Vậy, Chương trình truyền hình thực tế có được đăng ký bảo hộ bản quyền không? Bài viết của VCD dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Chương trình truyền hình thực tế là gì?
Truyền hình thực tế là thể loại chương trình truyền hình chú trọng vào việc phô bày các tình huống xảy ra không theo kịch bản diễn xuất với nội dung mang chất liệu thực tế mà không hư cấu.
Một chương trình thực tế thường được xây dựng dựa trên các yếu tố cấu thành sau:
- Ý tưởng: Mỗi chương trình thực tế bắt nguồn từ một ý tưởng cơ bản có thể là một thử thách, một cuộc thi hoặc một khía cạnh sống hàng ngày mà nhàn sản xuất muốn khám phá.
- Các tình huống và kịch bản: Dựa trên ý tưởng nhà sản xuất phát triển kịch bản và các tình huốn mà người tham gia sẽ phải đối mặt.
- Thí sinh hoặc người tham gia: Đây là những người tham gia vào chương trình có thể là cá nhân, nhóm hoặc đôi. Họ được chọn dựa trên tiêu chí như kỹ năng, cá nhân tích cực hoặc khả năng tạo ra sự cạnh tranh.
- Ban giám khảo hoặc đội ngũ hướng dẫn: Các cá nhân hoặc nhóm chuyên gia được chọn để đánh giá hoặc hướng vẫn các thí sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ.
- Quy tắc và luật lệ: Mỗi chương trình đều có các quy tắc và luật lệ cụ thể mà các thí sinh phải tuân thủ đảm bảo tính công bằng và an toàn cho mọi người tham gia.
- Thử thách hoặc nhiệm vụ: các thí sinh phải đối mặt với các thử thách hoặc nhiệm vụ khác nhau để tiến xa hơn trong chương trình.
- Quy trình sản xuất: Các yếu tố trên được tổ chức và quản lý thông qua một quy trình sản xuất chặt chẽ bao gồm việc lên kế hoạc, quay phim chỉ đạo và chỉnh sửa.
Ngoài ra căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Luật Báo chí 2016 quy định: Chương trình phát thanh, chương trình truyền hình là tập hợp các tin, bài trên báo nói, báo hình theo một chủ đề trong thời lượng nhất định có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc.
Do đó, chương trình truyền hình thực tế là tập hợp các tin, báo trên báo nói, báo hình theo một chủ đề trong thời lượng nhất định có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc.

2. Chương trình truyền hình thực tế có được đăng ký bảo hộ bản quyền không?
Bản quyền chương trình truyền hình thực tế được hiểu kịch bản lên kế hoạch ghi lại mọi chi tiết những yếu tố làm nên một chương trình gồm nhiều các khâu từ lúc lên kịch bản đến tiến hành tổ chức.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 6 nghị định 17/2023 quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với các loại hình tác phẩm như sau:
Điều 6. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
…
6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.
Như vậy, chương trình thự tế là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định nêu trên. Việc đăng ký bản quyền chương trình truyền hình thực tế có nghĩa là thực hiện tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp của tác giả hoặc của chủ sở hữu đối với chương trình đó.
Hồ sơ đăng ký bản quyền đối với chương trình truyền hình thực tế bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả
- Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc bản sao định hình đối tượng đăng ký quyền tác giả.
- Căn cước công dân của tác giả.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức nếu chủ sở hữu thuộc về công ty.
- Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là người được ủy quyền.
- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền tác giả do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng thuê sáng tạo, được thừa kế hoặc được chuyển giao quyền.
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả nếu tác phẩm có đồng tác giả.
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Trên đây là bài viết “Chương trình truyền hình thực tế có được đăng ký bảo hộ bản quyền không?” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,