Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cơ hội để các tác phẩm được đến tay công chúng ngày càng nhiều, nhưng đi kèm với đó là những thách thức trong việc bảo vệ quyền lợi và danh dự của tác giả. Liệu việc công bố tác phẩm trước hay sau khi đăng ký quyền tác giả sẽ mang lại lợi ích lớn hơn? Bài viết của VCD dưới đây sẽ giúp bạn.

1.Ý nghĩa của công bố tác phẩm

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành đưa ra khái niệm: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Trong đó tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm 17 loại được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 14 Luật này.

Việc công bố tác phẩm là việc đưa ra công khai tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học để cho mọi người biết. Việc này có ý nghĩa đối với tác giả:

  • Khi công bố tác phẩm tác giả có thể bảo vệ toàn vẹn tác phẩm của nình, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Thể hiện sự tôn trọng và ghi nhận đóng góp của tác giả đối với sự phát triển của xã hội.
  • Tác phẩm được công bố sẽ trở thành nguồn tin, cảm hứng và giáo dục đến mọi người góp phần tạo điều kiện cho việc trao đổi, lan tỏa và phát triển kiến thức văn học và nghệ thuật.
  • Khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao chất lượng của các tác phẩm. Việc công bố sẽ tạo ra sự cạnh tranh và hợp tác giữa các tác giả cũng như sự phản hồi và đánh giá từ công chúng. Điều này sẽ kích thích các tác giả không ngừng nghiên cứu, học hỏi, cải tiến và đổi mới để cho ra đời những tác phẩm hay và có giá trị hơn.
Công bố tác phẩm trước hay sau khi đăng ký quyền tác giả

2. Công bố tác phẩm trước hay sau khi đăng ký quyền tác giả?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định không phân biệt đã công bố hay chưa công bố. Do đó, việc công bố tác phẩm trước hay sau khi đăng ký không ảnh hưởng đến việc đăng ký quyền tác giả.

Trong đó tác phẩm đã công bố là tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả để phổ biến đến công chúng bản sao dưới bất kỳ hình thức với số lượng hợp lý. Và tác phẩm chưa công bố là tác phẩm chưa được phát hành hoặc được phát hành nhưng chỉ một số lượng người hạn chế biết.

Theo quy định của pháp luật quyền công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, đọc trước ciing chúng một tác phẩm văn học, phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật trưng bày các tác phẩm tạo hình, xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

Quyền công bố là quyền nhân thân của tác giả là quyền gắn liền với cá nhân tác giả thuộc về riêng tác giả không thể tác rời, không thể chuyển giao cho người khác. Quyền nhân thân có liên quan mật thiết tới uy tín, danh dự, nhân phẩm,.. của tác giả.

Song, căn cứ theo Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành như sau:

Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm:

1. Đặt tên cho tác phẩm.

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Theo quy định trên và theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được xác dịnh là quyền nhân thân có thể chuyển nhượng được cho người khác – đối tượng sở hữu quyền công bố có thể trao đổi, giao dịch quyền này.

Dù được coi là quyền nhân thân, quyền công bố tác phẩm và cho phép người khác công bố tác phẩm lại chủ yếu liên quan đến khía cạnh “kinh tế, tài sản” hơn là các yếu tố về nhân thân, danh dự và uy tín cá nhân. Các tổ chức hoặc cá nhân khi khai thác và sử dụng quyền này đều phải xin phép và chi trả nhuận bút, thù lao cùng các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Do đó, quyền công bố tác phẩm có thể xem là quyền nhân thân duy nhất có mối liên hệ chặt chẽ với tài sản.

Như vậy, việc công bố tác phẩm liên quan rất nhiều đến lợi ích kinh tế và có ý nghĩa đối với tác giả và chủ sở hữu. Khi nào nên công bố tác phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có thể cân nhắc để lựa chọn thời gian công bố phù hợp với định hướng của mình.

Trên đây là bài viết “Công bố tác phẩm trước hay sau khi đăng ký quyền tác giả?” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.

Trân trọng,