Trong kỷ nguyên số hiện nay, thiết kế website không chỉ đơn thuần là công việc tạo ra một trang mạng mà còn là một hình thức nghệ thuật độc đáo, phản ánh sự sáng tạo và công sức của người thiết kế. Việc bảo hộ quyền tác giả cho thiết kế website trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nhằm bảo vệ những ý tưởng và công sức lao động sáng tạo của cá nhân, doanh nghiệp. Vậy đăng ký bản quyền thiết kế website như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của VCD dưới đây.
1. Thiết kế website có phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả?
Thiết kế web hay thiết kế website đơn giản là công việc tạo một trang web cho cá nhân, công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Đây là công việc giúp người dùng tạo ra một website hoàn chỉnh. Website được thiết lập có thể là các trang dưới dạng blog cá nhân, hoặc những trang thương mại điện tử của doanh nghiệp, công ty, tổ chức,… Website của mỗi doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị được thiết kế để mang nét riêng và đặc trưng của từng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm truyền tải thông tin.
Theo khoản 8 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.
Do đó, Thiết kế website được bảo hộ quyền tác giả như một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc phần mềm máy tính, tùy thuộc vào từng phần cụ thể của thiết kế. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022, quyền tác giả được bảo hộ cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Cụ thể, Điều 14 quy định rằng thiết kế website có thể được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nếu nó có tính sáng tạo và được thể hiện dưới dạng hình ảnh hoặc giao diện trang web. Giao diện người dùng (UI), cấu trúc thiết kế và hình ảnh trang web có thể được bảo hộ dưới dạng này. Điều 22 nêu rõ rằng phần mềm máy tính, bao gồm mã nguồn HTML, CSS và JavaScript sử dụng trong thiết kế website, được bảo hộ như một tác phẩm viết, tương tự như các tác phẩm văn học. Đồng thời theo Điều 6, bản quyền cho các tác phẩm được bảo hộ tự động khi chúng ra đời và thể hiện dưới một hình thức nhất định mà không cần đăng ký.
Vì vậy, sau khi thiết kế và sử dụng website không thể tránh khỏi sự xâm phạm của doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị khác khi sử dụng thiết kế website trùng, tương tự.

2. Cách đăng ký bản quyền cho thiết kế website.
Hồ sơ đăng ký bản quyền cho thiết kế website bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho thiết kế website ( Mẫu Tờ khai đăng ký quyền tác giả mới nhất tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL).
- Bản cam đoan của tác giả, đồng tác giả thiết kế website.
- Bản in tác phẩm thiết kế website hoặc file mã nguồn.
- Các giấy tờ chứng minh chủ sở hữu quyền tác giả đối với thiết kế website: Hợp đồng chuyển nhượng, Văn bản thỏa thuận, …..
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả có được nộp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc qua các văn phòng đại diện, với tùy chọn nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Trong quá trình xử lý hồ sơ, Cục có thể yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa thông tin, do đó việc theo dõi và phản hồi kịp thời là rất quan trọng để đảm bảo quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ. Cuối cùng khi hồ sơ đạt yêu cầu sau khi thẩm định, Cục Bản quyền sẽ cấp giấy chứng nhận quyền tác giả cho thiết kế website.
Những lưu ý cần thiết khi bảo hộ quyền tác giả cho thiết kế webisite:
- Để bảo vệ thiết kế website khỏi việc sao chép, việc đăng ký bản quyền ngay sau khi hoàn thiện là rất quan trọng. Nếu không thực hiện kịp thời, sẽ có thể gặp rủi ro khi người khác sử dụng ý tưởng của mình mà không có sự cho phép
- Lưu trữ đầy đủ tài liệu thiết kế là cần thiết để bảo vệ quyền tác giả. Bạn nên giữ bản gốc của tất cả các tài liệu liên quan, bao gồm bản thiết kế, mã nguồn và các phiên bản cập nhật.
- Tham vấn luật sư chuyên ngành: Luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ giúp hiểu rõ hơn về quy trình đăng ký, cũng như các quyền và nghĩa vụ sau khi được cấp giấy chứng nhận. Họ cũng có thể tư vấn về cách xử lý các vi phạm quyền tác giả và bảo vệ quyền lợi mình.
- Sau khi đăng ký quyền tác giả, cần giám sát việc sử dụng tác phẩm của mình. Nếu phát hiện vi phạm, hãy có biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ quyền lợi.
Trên đây là bài viết “Đăng ký bản quyền cho thiết kế website” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,