Trong thời đại số hóa hiện nay, việc bảo vệ quyền lợi cho các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là những tác phẩm ảnh chụp, ngày càng trở nên quan trọng. Tác phẩm ảnh chụp không chỉ đơn thuần là những bức hình mà còn là sự thể hiện sáng tạo của người nghệ sĩ, ghi lại khoảnh khắc và cảm xúc trong cuộc sống. Đăng ký bản quyền tác giả cho các tác phẩm này không chỉ giúp xác lập quyền sở hữu hợp pháp mà còn bảo vệ những giá trị tinh thần và tài sản trí tuệ của tác giả. Vậy đăng ký bản quyền tác giả cho ảnh chụp như thế nào? Bài viết của VCD dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Bản quyền tác phẩm ảnh chụp là gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.Tác phẩm ảnh chụp là một hình thức nghệ thuật mà trong đó hình ảnh được tạo ra bằng cách sử dụng máy ảnh để ghi lại các đối tượng, cảnh vật hoặc sự kiện trong thế giới thực, thể hiện sự sáng tạo và cái nhìn của người nghệ sĩ.
Tác phẩm nhiếp ảnh là việc tạo ra hình ảnh bằng động tác của ánh sáng với phim hoặc thiết bị nhạy sáng. Nhiếp ảnh được sử dụng bằng thiết bị kỹ thuật đặc biệt để ghi lại các hình ảnh thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể thông qua ánh sáng.
Do đó, khi đăng ký bản quyền cho tác phẩm ảnh chụp sẽ thuộc loại hình đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm nhiếp ảnh. Theo đó tác phẩm ảnh chụp sẽ được bảo hộ theo dạng tác phẩm nhiếp ảnh.
Bản quyền tác phẩm ảnh chụp là việc ghi nhận quyền tác giả đối với hình ảnh thể hiện dưới dạng tác phẩm nhiếp ảnh, là quyền pháp lý mà tác giả hoặc chủ sở hữu có đối với hình ảnh mà họ đã tạo ra. Quyền này bao gồm các quyền tài sản và quyền nhân thân.
2. Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả cho ảnh chụp?
Việc đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm ảnh chụp mang lại nhiều lợi ích sau:
- Đầu tiên, khi Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký, chỉ có tác giả hoặc chủ sở hữu mới có quyền sử dụng tác phẩm tại Việt Nam. Mọi hành vi sử dụng tác phẩm mà không có sự cho phép của chủ sở hữu sẽ được xem là xâm phạm quyền tác giả. Do đó, việc đăng ký giúp tác giả bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đối với tác phẩm ảnh chụp, tạo cơ sở pháp lý trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc xâm phạm từ bên thứ ba.
- Thứ hai, thời hạn bảo hộ theo quy định pháp luật rất dài, kéo dài suốt cuộc đời của tác giả và có thể được bảo vệ ngay cả sau khi tác giả qua đời. Điều này khác với giấy chứng nhận sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu hay logo, chỉ có thời hạn 10 năm và có thể gia hạn nếu chủ đơn gửi yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền.
- Cuối cùng, tác giả và chủ sở hữu không chỉ có quyền tài sản như phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, mà còn có quyền nhân thân, bao gồm việc đặt tên cho tác phẩm và sử dụng tên thật hoặc bút danh khi công bố.

3. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm ảnh chụp
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả: Theo mẫu quy định tại Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL.
- Bản sao tác phẩm: 02 bản in trên giấy A4 có chữ ký hoặc dấu của tác giả, chủ sở hữu.
- Tài liệu chứng minh quyền sở hữu: Như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định giao việc, hoặc tuyên bố.
- Giấy uỷ quyền cho VCD để thực hiện thủ tục, nếu Quý khách không tự nộp hồ sơ.
- Văn bản đồng ý của đồng tác giả: Trong trường hợp tác phẩm có nhiều đồng tác giả.
- Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu: Nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Lưu ý: Tờ khai phải được điền đúng thông tin theo hướng dẫn của Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL, bao gồm tên tác phẩm, loại hình tác phẩm, ngày hoàn thành, mô tả tác phẩm, và thông tin chính xác nhất của tác giả, chủ sở hữu cũng như người nộp hồ sơ.
Ngoài ra, cần lưu ý những điểm sau:
- Thứ nhất, theo quy định pháp luật hiện hành, quyền tác giả đối với tác phẩm ảnh chụp sẽ được bảo hộ trong 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu. Nếu tác phẩm chưa được công bố trong 25 năm kể từ khi định hình, thời hạn bảo hộ sẽ kéo dài lên 100 năm kể từ thời điểm tác phẩm được định hình.
- Thứ hai, theo Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC, mức phí cho tác phẩm ảnh chụp, nhiếp ảnh là 100.000 đồng. Khoản lệ phí này phải được thanh toán khi bạn được cấp văn bằng và nộp tại Cục Bản quyền tác giả.
Trên đây là bài viết “Đăng ký bản quyền tác giả cho ảnh chụp” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,