Tại Việt Nam, số lượng tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ngày càng tăng và đa dạng về thể loại cũng như hình thức. Mặc dù các tác giả ngày càng chú trọng đến việc bảo vệ tác phẩm của mình, nhưng nhiều người vẫn chưa nắm rõ các quy định pháp luật liên quan, dẫn đến việc không thể bảo vệ tác phẩm một cách toàn diện.Hiện nay, việc đăng ký bản quyền tác giả online mới chính thức được triển khai qua cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đây là thủ tục bắt buộc trước khi nộp hồ sơ trực tiếp như thông thường. Vậy, đăng ký bản quyền tác giả online như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của VCD dưới đây.
1. Đăng ký bản quyền tác giả là gì?
Đăng ký bản quyền tác giả là hoạt động nhằm đánh dấu quyền sở hữu của mình đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định không phân biệt nội dung, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã được công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với tác phẩm đó.
2. Chủ thể có quyền được đăng ký quyền tác giả.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định: Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Như vậy, những chủ thể được phép đăng ký quyền tác giả bao gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là những người hoặc tổ chức có liên quan đến việc sáng tạo tác phẩm, cụ thể gồm:
- Tác giả chính là chủ sở hữu quyền tác giả;
- Các đồng tác giả cũng có quyền sở hữu quyền tác giả;
- Tổ chức hoặc cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc ký hợp đồng với tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả;
- Người thừa kế quyền tác giả;
- Người được chuyển nhượng quyền tác giả;
- Nhà nước cũng có thể là chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo các quy định trên, tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có thể là tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam, cũng như tổ chức và cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt Nam mà chưa từng được công bố ở quốc gia nào khác hoặc được công bố đồng thời trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu ở nước ngoài. Ngoài ra, tổ chức và cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo vệ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cũng được bao gồm (Khoản 2 Điều 13 của Luật Sở hữu trí tuệ).

3. Đăng ký bản quyền tác giả online như thế nào?
Hiện nay theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ khi nộp hồ sơ đăng ký bản quyền bắt buộc phải nộp hồ sơ onilne trên Cổng dịch vụ công Quốc gia để lấy mã hồ sơ sau đó nộp offline bản cứng.
Khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả trực tuyến các cá nhân, tổ chức cần phải chuậ bị những tài liệu sau:
- Bản tờ khai đăng ký đã được điền đầy đủ thông tin về tác giả, chủ sở hữu, và thông tin liên quan đến đối tượng đăng ký bản quyền tác giả (01 bản).
- Bản sao tác phẩm dự kiến đăng ký bản quyền tác giả trực tuyến (02 bản).
- Văn bản chứng minh quyền nộp đơn của tác giả (có thể là giấy cam đoan) hoặc của chủ sở hữu quyền tác giả (có thể là bản tuyên bố).
- Văn bản đồng ý của các tác giả hoặc các chủ sở hữu trong trường hợp tác phẩm có hơn một tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Giấy ủy quyền (hoặc hợp đồng ủy quyền) nếu nộp hồ sơ đăng ký bản quyền trực tuyến thông qua đại diện.
Các bước để đăng ký bản quyền tác giả trực tuyến bao gồm:
Bước 1: Tạo tài khoản trên cổng dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản đã được cấp, truy cập vào trang của Cục bản quyền và chọn mục “Cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả”.
Bước 3: Nhập thông tin liên hệ cùng với thông tin cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ sơ.
Bước 4: Nhập nội dung đăng ký và đính kèm các tài liệu hồ sơ cần thiết.
Bước 5: Chọn phương thức gửi và nhận hồ sơ đăng ký quyền tác giả.
Bước 6: Gửi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả trực tuyến.
Trong trường hợp nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả trực tuyến, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả không chỉ cần có chuyên môn và kinh nghiệm để tránh lãng phí thời gian và công sức trong quá trình kê khai, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ. Sau khi nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, bạn vẫn cần phải gửi một bản hồ sơ giấy thông qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục bản quyền. Quá trình này có thể tốn nhiều thời gian và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cấp Giấy chứng nhận.
Nhận thấy những khó khăn và vướng mắc mà người đăng ký thường gặp phải, VCD – tổ chức đại diện quyền tác giả được cấp phép và ghi nhận bởi Cục Bản quyền tác giả, hoạt động theo các quy định của Luật sở hữu trí tuệ, luôn sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cho tất cả các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước.
Trên đây là bài viết “Đăng ký bản quyền tác giả online như thế nào?” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,