Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là tài sản có giá trị pháp lý quan trọng đối với tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất thì thủ tục xin cấp lại sẽ như thế nào? Hãy theo dõi bài viết “Giấy chứng nhận quyền tác giả bị mất thì đăng ký cấp lại như thế nào?” của VCD dưới đây.
1. Quy định về Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành: quyền tác giả là quyền của tổ chức cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Như vậy quyền tác giả là bản quyền hoặc độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của chính mình. Để bảo hộ quyền tác giả cần đăng ký quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ bản quyền tác giả, việc này được thể hiện thông qua Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là văn bản do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả. Giấy chứng nhận quyền tác giả bao gồm các nội dung sau:
- Tên tác phẩm.
- Loại hình tác phẩm.
- Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
- Số và ngày cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả.

2. Giấy chứng nhận quyền tác giả bị mất thì đăng ký cấp lại như thế nào?
Căn cứ theo quyết định số 3684/QĐ-BVHTTDV năm 2022 có hướng dẫn về thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền tác giả như sau:
Cục Bản quyền tác giả cấp lại giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong trường hợp giấy chứng nhận quyền tác giả bị mất hoặc rách nát.
Theo đó, khi có yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, các chủ thể có thể đến:
- Cục Bản quyền tác giả,
- Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh,
- Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.
Ngoài ra, các chủ thể này có thể lựa chọn nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến các địa chỉ trên hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thành phần hồ sơ yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận bao gồm:
- Đơn xin đổi/cấp lại GCN đăng ký quyền tác giả;
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
- Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả: 02 bản;
- Giấy giới thiệu của tổ chức được uỷ quyền cho cá nhân
- Đối với người nộp đơn là người thụ hưởng quyền của người khác do được thừa kế/chuyển giao thì cần có tài liệu chứng minh quyền nộp đơn;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả. (Với tác phẩm đồng tác giả);
- Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu. (Với trường hợp quyền tác giả thuộc sở hữu chung).
Mức phí cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả:
- Mức phí: 50.000 đồng/Giấy chứng nhận áp dụng cho các loại tác phẩm sau:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, và các tác phẩm khác
được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự (gọi chung là tác phẩm viết).
- Bài giảng, bài phát biểu và các bài nói khác.
- Tác phẩm báo chí.
- Tác phẩm nhiếp ảnh.
- Mức phí: 150.000 đồng/Giấy chứng nhận đối với các loại tác phẩm:
- Tác phẩm kiến trúc.
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, và bản vẽ liên quan đến địa hình cùng công trình khoa học.
- Mức phí : 200.000 đồng/Giấy chứng nhận dành cho các loại hình tác phẩm:
- Tác phẩm tạo hình.
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
- Mức phí: 250.000 đồng/Giấy chứng nhận cho các loại tác phẩm:
- Tác phẩm điện ảnh.
- Tác phẩm sân khấu được lưu trữ trên băng hoặc đĩa.
- Phí cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính là 300.000 đồng/Giấy chứng nhận.
Việc yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả là cần thiết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu tác phẩm, đồng thời giúp tránh những rủi ro pháp lý trong các giao dịch liên quan đến tác phẩm. Điều này không chỉ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà còn tăng cường sự tin tưởng của các bên liên quan trong việc sử dụng tác phẩm.
Để quá trình cấp lại Giấy chứng nhận diễn ra thuận lợi, chủ sở hữu cần tuân thủ đúng các quy định pháp luật, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác, cũng như theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ. Bất kỳ thiếu sót nào trong hồ sơ có thể khiến quá trình này bị chậm trễ hoặc gặp phải các vấn đề pháp lý không mong muốn. VCD luôn sẵn sàng hỗ trợ trong mọi giai đoạn của quá trình đăng ký quyền tác giả. Từ việc tư vấn thủ tục, hoàn thiện hồ sơ đến theo dõi tiến trình xử lý, VCD sẽ đồng hành cùng khách hàng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng được bảo vệ một cách tốt nhất.
Trên đây là bài viết “Giấy chứng nhận quyền tác giả bị mất thì đăng ký cấp lại như thế nào?
” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,