Trong nền văn hóa Việt Nam, hát và âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện văn hóa, gia đình và cộng đồng. Hát trong liên hoan cơ quan cũng là một hoạt động phổ biến và được ưa chuộng ở Việt Nam.Trong các liên hoan cơ quan, các tiết mục hát và biểu diễn âm nhạc thường được tổ chức như một phần của chương trình giải trí hoặc sự kiện nội bộ. Nhân viên có thể thể hiện kỹ năng hát solo, hợp ca, hoặc tham gia các nhóm nhạc, ban nhạc, hoặc đội hát karaoke thể hiện tài năng âm nhạc của mình và tạo ra không khí vui tươi, sôi động. Tuy nhiên mọi người thường không chú trọng việc hát như vậy có bị vi phạm bản quyền không?. Bài viết “Hát trong liên hoan cơ quan có phải trả tiền bản quyền không?” của VCD dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.

1. Quy định của pháp luật về bản quyền âm nhạc

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là một dạng quyền tác giả nói chung, được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022 (Sau đây gọi tắt là “Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã sửa đổi, bổ sung”) như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Như vậy, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tác hoặc sở hữu, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm âm nhạc đó.Về nguyên tắc, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc được bảo hộ phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo mà không phụ thuộc vào việc đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Tác phẩm âm nhạc thuộc về công chúng, hay còn gọi là “tác phẩm thuộc phạm vi công cộng” (public domain), là những tác phẩm mà quyền tác giả không còn được bảo hộ bởi luật sở hữu trí tuệ. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả hoặc tác giả tự nguyện từ bỏ quyền tác giả. Khi một tác phẩm âm nhạc thuộc về công chúng, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, sao chép, biểu diễn, và phân phối tác phẩm đó mà không cần xin phép hoặc trả tiền bản quyền.

Hát trong liên hoan cơ quan có phải trả tiền bản quyền không?

2. Hát trong liên hoan cơ quan có phải trả tiền bản quyền không

“Hát trong liên hoan cơ quan” có thể hiểu là việc biểu diễn âm nhạc hoặc hát karaoke trong một sự kiện liên hoan của một cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Thông thường, trong một liên hoan cơ quan, nhân viên và thành viên của cơ quan sẽ tham gia biểu diễn các tiết mục âm nhạc để giải trí và tạo không khí vui vẻ cho sự kiện.

Hát trong liên hoan cơ quan có phải trả tiền bản quyền hay không phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm mục đích và phạm vi sử dụng tác phẩm âm nhạc:

  • Phạm vi sử dụng không vì mục đích thương mại:

Nếu việc hát trong liên hoan cơ quan chỉ là hoạt động nội bộ, không có mục đích thương mại, và không thu phí từ người tham dự, thì theo thông lệ, có thể không cần phải trả tiền bản quyền. Đây là vì mục đích sử dụng ở đây là phi thương mại, mang tính chất giải trí, gắn kết nội bộ.

Tuy nhiên, nếu sử dụng các thiết bị, phần mềm, hoặc dịch vụ karaoke mà bản thân các dịch vụ này đã bao gồm phí bản quyền, thì có thể không cần trả thêm phí bản quyền riêng lẻ cho từng bài hát.

  • Phạm vi sử dụng vì mục đích thương mại:

Nếu buổi liên hoan có thu phí từ người tham dự hoặc có mục đích thương mại nào khác, thì cần phải trả tiền bản quyền. Ví dụ, nếu sự kiện được tổ chức tại một địa điểm kinh doanh karaoke hoặc có nhà tài trợ, thì cơ quan tổ chức có thể cần ký hợp đồng và trả tiền bản quyền cho việc sử dụng các bài hát có bản quyền.

Do đó, nếu một bài hát chưa phải là tác phẩm thuộc về công chúng thì phải trả tiền bản quyền cho tác giả nếu thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào.

Tác phẩm thuộc về công chúng là những tác phẩm đã kết thúc thời hiệu bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019). Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam có quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, và quy định về thời hạn bảo hộ đối với từng loại hình cụ thể sẽ có những điểm khác nhau. Nhưng chung quy lại, sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ, tác phẩm sẽ thuộc về công chúng và mọi người được phép khai thác, sử dụng tác phẩm đó với điều kiện không xâm phạm tới quyền nhân thân của tác giả.

Theo quy định của pháp luật thì quyền tác giả sẽ được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà không cần phải đăng ký quyền tác giả, chính vì thế nó có đầy đủ các quyền.

Tuy tác phẩm công chúng chúng ta có quyền sử dụng mà không cần phải xin phép nhưng khi sử dụng cũng cần phải lưu ý một số vấn đề.

Cụ thể tại Khoản 2 Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ quy định điều kiện khi mọi tổ chức, cá nhân có thể sử dụng tác phẩm này như sau:

“2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại Điều 19 của Luật này”.

Quyền nhân thân của tác giả theo Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền:

  • Đặt tên cho tác phẩm
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm
  • Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
  • Được công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
  • Không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

 Như vậy, khi mọi tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng thì phải tôn trọng quyên nhân thân đã nêu trên của tác giả.

Bên cạnh đó, nếu việc sử dụng tác phẩm này mà gây phương hại tới quyền nhân thân của tác giả thì tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị:

  • Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm
  • Xin lỗi, cải chính công khai
  • Bồi thường thiệt hại
  • Thậm chí có thể bị khiếu nại, tố cáo tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm và bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự.

Qua đây VCD thấy rằng dù tác phẩm âm nhạc thuộc về công chúng, bản ghi âm hoặc các bản phối lại hiện đại của tác phẩm đó có thể vẫn được bảo hộ bởi quyền liên quan (quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, và tổ chức phát sóng).Tác phẩm âm nhạc thuộc về công chúng là một phần quan trọng của di sản văn hóa và nghệ thuật, cho phép mọi người tiếp cận, sử dụng, và phát triển dựa trên những giá trị đã có. Việc hiểu và xác định chính xác các tác phẩm thuộc về công chúng giúp đảm bảo tuân thủ pháp luật và tận dụng hiệu quả các tài nguyên văn hóa.