Quyền tác giả, nền tảng bảo vệ những sáng tạo tinh thần, đóng vai trò then chốt trong việc khuyến khích đổi mới và phát triển văn hóa. Tuy nhiên, quá trình đăng ký quyền tác giả đôi khi có thể trở nên phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu về các quy định pháp lý. Trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả không thể trực tiếp thực hiện thủ tục đăng ký, việc ủy quyền cho một bên thứ ba trở thành một giải pháp hữu hiệu. Vậy, khi nào việc ủy quyền này là cần thiết, và giấy ủy quyền đóng vai trò như thế nào trong quy trình đăng ký? bài viết “Khi nào đơn đăng ký Quyền tác giả phải có giấy ủy quyền? của VCD dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Giấy ủy quyền là gì?
Giấy ủy quyền là một văn bản mang tính chất pháp lý ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi được quy định trong giấy ủy quyền.
Ủy quyền có thể dưới nhiều hình thức: có thể ủy quyền bằng lời nói hoặc ủy quyền bằng văn bản nhưng hình thức dê được thừa nhận và phổ biến nhất là ủy quyefn bằng văn bản. Văn bản ủy quyền lại có thể chia thành hai loại là Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền.
Ủy quyền có thể là hành vi pháp lý đơn phương hoặc song phương, giấy ủy quyền chính là kết quả của hành vi pháp lý đơn phương, và hợp đồng ủy quyền là kết quả của hành vi pháp lý song phương. Mặc dù trong Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay chỉ có quy định chi tiết về hợp đồng ủy quyền nhưng hình thức giấy ủy quyền vẫn được sử dụng rộng rãi và được công nhận giá trị pháp lý trong thực tế.

2. Khi nào đơn đăng ký quyền tác giả phải có giấy ủy quyền?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019): Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả phải có những loại giấy tờ pháp lý quy định tại khoản 2 như sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung
Giấy ủy quyền quyền tác giả là một văn bản pháp lý quan trọng, cho phép một cá nhân hoặc tổ chức được chỉ định đăng ký và bảo vệ quyền tác giả. Khi một tác giả không thể hoặc không muốn tự mình đăng ký bản quyền, họ có thể sử dụng giấy ủy quyền quyền tác giả để trao quyền cho một cá nhân hoặc tổ chức khác xử lý quy trình đăng ký cho họ.
Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn có liên quan cũng cho phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả. Như vậy, đối với trường hợp nộp hồ sơ thông qua các tổ chức, cá nhân khác thì bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả bắt buộc phải có giấy ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật Dân sự.
Theo đó, hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan thông qua ủy quyền thì thành phần hồ sơ phải bao gồm văn bản ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải ghi cụ thể thông tin liên hệ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền; tên tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; phạm vi ủy quyền; thời hạn ủy quyền.
Đối với trường hợp tổ chức ủy quyền cho tổ chức nộp hồ sơ không cần công chứng chứng thực. Trường hợp bên ủy quyền là cá nhân thì văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật. ( khoản 6 Điều 39 Nghị định 17/2023)
Ngoài ra, trường hợp tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan trực tiếp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hoặc thông qua ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam.
Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giấy ủy quyền tác giả. Thông thường, thời hạn giấy ủy quyền tác giả do các bên thỏa thuận với nhau.Để hiểu rõ cách thức làm giấy ủy quyền chính xác, hoặc các quy định xung quanh vấn đề này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với VCD để đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý của chúng tôi hỗ trợ một cách nhanh chóng.
Trên đây là bài viết “Khi nào đơn đăng ký Quyền tác giả phải có giấy ủy quyền?” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,