Video lyric đã trở thành một phần không thể thiếu trong thế giới âm nhạc trực tuyến, mang đến cho người yêu nhạc cơ hội thưởng thức giai điệu cùng với lời ca một cách sinh động. Tuy nhiên, khi tạo ra những video này, nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu việc làm video lyric có vi phạm bản quyền âm thanh trên YouTube hay không? Bài viết của VCD dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Video lyric là gì?
Video lyric là loại video tập trung vào hiển thị lời của ca khúc trên màn hình khi bài hát được phát. Chúng thuộc dạng video kết hơp giữa audio và lời bài hát. Với cách làm này người ca sĩ trình bày không cần xuất hiện cũng như không thực sự cần quan tâm đến cảm xúc của người nghe. Thay vào đó là yếu tố truyền cảm hứng trực quan và ý nghĩa sâu sắc của từng lời ca trong bài hát mới thực sự là điều mà người nghe chú trọng. Do đó, đây là một thể loại được nhiều người yêu thích.
Ngoài ra, lyric video cũng được coi là một phương pháp khá hay để các nghệ sĩ thăm dò thị hiếu của khán giả trước khi bài hát trở thành single chính thức. Chúng quyết định đến tỷ lệ thành công của bản nhạc khi được tung MV đồng thời mức độ đầu tư cho một video lyric không cao và tốn ít hơn so với MV ca nhạc nên không chỉ tăng phần hiệu ứng truyền thông còn giúp cho nghệ sĩ tiết kiệm được chi phí.

2. Làm video lyric có vi phạm bản quyền trên Youtube không?
Bản quyền âm nhạc là quyền của tác giả đối với tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào viecj trình diễn hay không trình diễn kể từ thời điểm mà tác giả tạo ra sản phẩm. Vì vậy khi nhắc đến tác phẩm âm nhạc là bao gồm cả phầm âm nhạc và phần lời bài hát. Do đó, khi viết một bài hát người nghệ sĩ sẽ sở hữu bản quyền trong tác phẩm âm nhạc đó và nếu ghi âm lại một phiên bản của bài hát đó người nghệ sĩ sẽ sở hữu một bản quyền thứ hai trong bản ghi âm đó.
Quy tắc YouTube về bản quyền:
Nhà sáng tạo nội dung chỉ được phép đăng tải những video mà họ đã sản xuất hoặc có quyền sử dụng. Điều này có nghĩa là họ không được phép đăng tải video mà không do chính họ tạo ra, cũng như không được sử dụng trái phép nội dung có bản quyền của người khác trong video của mình. Ví dụ, việc sử dụng các bản nhạc, trích đoạn từ chương trình có bản quyền, hoặc video do người dùng khác sản xuất mà không có sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là không được phép.
Âm thanh trong các video được tải lên Youtube thường được phân loại thành ba dạng chính:
- Miễn phí hoặc không vi phạm bản quyền: có thể sử dụng âm thanh một cách thoải mái mà không lo bị vi phạm bản quyền.
- Có vi phạm bản quyền nhưng được phép sử dụng: có thể sử dụng âm thanh nhưng video sẽ không đủ điều kiện để kiếm tiền.
- Có vi phạm bản quyền và không được phép sử dụng: sử dụng âm thanh ở nhóm này video có thể bị tắt tiếng hoặc bị xóa hoàn toàn.
Khi tải lên video có chứa âm thanh thuộc dạng thứ ba ngay lập tức sẽ bị hệ thống trên Youtube đánh bản quyền và bị thực hiện các biện pháp ngăn chặn.
Do đó hầu hết các âm thanh tati từ mạng rơi vào trường hợp hai và ba còn trường hợp đầu tiên là âm thanh do tự ghi âm hoặc sáng tác.
Có hai cách chính để làm video không bị vi phạm bản quyền âm nhạc:
- Tự ghi âm: Đây là cách tốt nhất để bạn sở hữu bản quyền hoàn toàn cho nội dung âm thanh.
- Sử dụng nhạc từ thư viện YouTube Audio Library: Thư viện này có hơn 150.000 bài nhạc và 100.000 hiệu ứng âm thanh mà bạn có thể sử dụng thoải mái. Bạn có thể truy cập tại YouTube Audio Library.
- Trong thư viện âm thanh, có ba mục chính:
Free Music: Đây là phần chứa âm thanh và nhạc miễn phí. Bạn có thể tải về và sử dụng mà không lo về bản quyền. Các thể loại nhạc từ cổ điển đến hip-hop đều có sẵn.
Ad-Supported Music: Đây là các bài hát có bản quyền nhưng bạn vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về các giới hạn sử dụng. Ví dụ, nếu bạn sử dụng bài “Let it Go,” video của bạn có thể bị cấm ở một số quốc gia. Bạn không thể tải các bài này, mà chỉ có thể tham khảo thông tin.
Free Sound Effects: Phần này cung cấp các hiệu ứng âm thanh miễn phí, từ tiếng trẻ em khóc đến tiếng bom nổ, và bạn có thể tải về và sử dụng thoải mái.
Từ các căn cứ trên cho thấy làm video lyric mà không có sự cho phép từ chủ sở hữu bản quyền cho lời bài hát và nhạc nền sẽ có khả năng cao vi phạm bản quyền trên YouTube. Để tránh rủi ro hãy sử dụng âm thanh và nội dung có bản quyền rõ ràng hoặc nội dung miễn phí.
Trên đây là bài viết “Làm video lyric có vi phạm bản quyền âm thanh trên Youtube? ” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,