Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của ngành xuất bản và nhu cầu tiêu thụ văn học ngày càng cao, việc mua bán bản quyền sách đã trở thành một hoạt động quan trọng và cần thiết. Mua bản quyền không chỉ đơn thuần là một giao dịch thương mại, mà còn là cách thức bảo vệ quyền lợi của tác giả và đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành xuất bản. Vậy, mua bản quyền sách như thế nào?. Hãy theo dõi bài viết của VCD dưới đây.
1. Đăng ký bản quyền sách làm gì?
Khi được Cục Bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ có những lợi ích sau:
- Chứng minh quyền sở hữu hợp pháp: Giấy chứng nhận giúp xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với tác phẩm sách tại Việt Nam.
- Cơ sở pháp lý cho giấy phép xuất bản: Việc đăng ký bản quyền sách là cơ sở pháp lý cần thiết để chủ sở hữu có thể xin giấy phép xuất bản.
- Độc quyền sử dụng tác phẩm: có quyền độc quyền sử dụng tác phẩm sách, cho phép bạn ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền lợi của bên thứ ba.
- Yêu cầu xử lý vi phạm: có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với tác phẩm của mình.
- Cho phép khai thác và hưởng lợi: có quyền cho phép bên khác khai thác và sử dụng tác phẩm, đồng thời được hưởng lợi ích vật chất từ việc khai thác và sử dụng đó.

2. Mua bản quyền sách như thế nào?
Mua bản quyền sách là quá trình thỏa thuận giữa chủ sở hữu sách (bên bán) và bên mua và đi đến sự thống nhất khi đó sẽ có sự thay đổi chủ sở hữu liên quan đến quyền công bố và quyền tài sản của tác phẩm đó. Trong quá trình này bên mua sẽ nhận được quyền thực hiện các hoạt động như làm tác phẩm phái sinh, sao chép sách, phân phối, nhập khẩu bản gốc/bản sao sách, truyền đạt đến công chúng…
Mua Bản quyền sách hay gọi chính xác hơn là thực hiện chuyển nhượng quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả của tác phẩm sách. Muốn sử dụng hợp pháp tác phẩm thì cần phải có sự đồng ý của tác giả, có thể lấy được sự đồng ý thông qua hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng. Nếu không thực hiện đúng theo quy định thì sẽ bị coi là vi phạm quyền tác giả quy định theo pháp luật Sở hữu trí tuệ. Khi hợp đồng mua bản quyền sách có hiệu lực, chủ sở hữu cũ sẽ không còn quyền gì đối với tác phẩm đó nữa. Ngược lại, tổ chức hoặc cá nhân mua lại bản quyền sẽ nắm giữ cả quyền công bố lẫn quyền tài sản của tác phẩm.
Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền là văn bản được pháp luật công nhận, cho phép các bên thực hiện việc chuyển giao bản quyền một cách hợp pháp. Do đó, việc ký kết hợp đồng mua bán bản quyền không chỉ là hình thức giao dịch, mà còn là cách thức đảm bảo tính hợp pháp trong việc mua bán bản quyền sách.
Theo quy định tại Điều 46 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, nội dung thỏa thuận chuyển nhượng bản quyền phải được lập thành văn bản và phải bao gồm các nội dung sau:
- Căn cứ mua bán.
- Giá và phương thức thanh toán.
- Quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Trong đó lưu ý:
- Đảm bảo về các chủ thể của hợp đồng: Các bên trong hợp đồng bao gồm có bên bán (bên sở hữu quyền tác giả), bên mua lại bản quyền tác giả và các bên liên quan, bên thứ ba (nếu có). Nội dung của các chủ thể hợp đồng cần có thông tin chi tiết từ giấy tờ tùy thân (giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn hiệu lực, thẻ căn cước công dân), giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy thành lập, cùng với các thông tin liên lạc thuận tiện, địa chỉ của trụ sở chính, thông tin về người đại diện theo pháp luật của các bên, và thông tin về người được ủy quyền của các bên.
- Thể hiện rõ ràng căn cứ và phạm vi chuyển nhượng: Hợp đồng cần nêu rõ căn cứ pháp lý và phạm vi chuyển nhượng quyền sử dụng tác phẩm sách, bao gồm cả quyền tác giả và các quyền liên quan.
- Đảm bảo về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng mua lại bản quyền sách:
- Quyền lợi và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng bản quyền tác phẩm sách.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng bản quyền tác phẩm sách.
- Đảm bảo về giá cả, thời hạn và phương thức thanh toán: Hợp đồng cần quy định rõ giá cả, thời hạn thanh toán tiền bản quyền sách, cũng như phương thức thanh toán. Ngoài ra, hợp đồng cũng phải thể hiện trách nhiệm của các bên trong trường hợp vi phạm hợp đồng mua bản quyền sách.
3. Có thể mua bản quyền sách cho nhiều người cùng thời điểm không?
Pháp luật sở hữu trí tuệ không cấm chủ sở hữu tác phẩm sách chuyển quyền sử dụng cho nhiều người cùng một thời điểm. Theo nguyên tắc, nếu luật không có quy định cấm, thì chủ thể có quyền thực hiện hành động đó. Thêm vào đó, theo khoản 3 Điều 45 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019), pháp luật công nhận rằng có thể có nhiều chủ thể đồng thời là chủ sở hữu của một tác phẩm. Vì vậy, chủ sở hữu quyền tác giả có thể chuyển nhượng quyền sử dụng tác phẩm sách cho nhiều người mà không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành.
Trên đây là bài viết “Mua bản quyền sách như thế nào?”mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,