Trong thời đại mà ý tưởng sáng tạo trở thành tài sản quý giá, việc phân định quyền tác giả giữa người có ý tưởng sáng tạo và người chấp bút đang thu hút sự quan tâm đáng kể. Mặc dù họ đều đóng góp quan trọng cho quá trình sáng tạo, nhưng quyền đăng ký bản quyền có thể không thuộc về cả hai. Điều này dẫn đến một câu hỏi lớn: Ai thật sự có quyền đăng ký bản quyền cho các tác phẩm sáng tạo? Bài viết của VCD dưới đây sẽ giúp bạn.

1. Khái niệm người có ý tưởng sáng tạo và người chấp bút.

Người có ý tưởng sáng tạo là người có khả năng phát triển và đề xuất những ý tưởng mới độc đáo và có giá trị. Họ thường có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, kết hợp các yếu tố và thông tin khác nhau.

Người chấp bút trong tiếng Anh được gọi là “ghostwriter” và được định nghĩa là “a person who write a book for another person, under whose name it is then published” có nghĩa là “người viết cuốn sách cho một người khác và sẽ xuất bản theo tên của người đã thuê họ viết ra cuốn sách đó. Có thể hiểu chấp bút có ý nghĩa là phụ trách viết. Trên thực tế hầu hết các tác phẩm ký tạo ra sẽ có người chắp bút. Người chắp bút này có nhiệm vụ là ghi lại lời kể ai đó để tạo ra cuốn sách.

Người có ý tưởng sáng tạo và người chấp bút - Ai là người có quyền đăng ký bản quyền

2. Người có ý tưởng sáng tạo và người chấp bút – Ai là người có quyền đăng ký bản quyền?

Chủ thể của mọi quyền lợi có hai đối tượng đó là thể nhân và pháp nhân. Trong đó chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân tuy nhiên khi nói đến tác giả thì không thể là pháp nhân mà chỉ có thể là thể nhân bởi thể nhân mới là người trực tiếp sáng tạo nên tác phẩm.

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một hoặc toàn bộ tác phẩm văn học nghệ thuật. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành quy định quyền tác giả chỉ phát sinh khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một vật chất nhất định. Điều này có nghĩa nếu một người nghĩ ra ý tưởng nhưng ý tưởng đó chưa được thể hiện bằng một hình thức vật chất như bài viết, bản ghi âm, ghi hình,… thì tác phẩm chưa được hình thành vì thế chưa được pháp luật bảo hộ. Nói cách khác luật bản quyền không baro hộ tác phẩm khi chỉ là một sự sáng tạo trong ý tưởng mà pháp luật chỉ bảo hộ khi sự sáng tạo trong ý tưởng được thể hiện bằng một hình thức nhất định.

Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định các trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác và và tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Theo đó cá nhân sử dụng vốn thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất khác của mình trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm thì cá nhân đó vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu quyền tác giả.

Pháp luật Sở hữu trí tuệ chưa có quy định về khái niệm của người có ý tưởng sáng tạo và người chấp bút. Nhưng có thể hiểu Người có ý tưởng sáng tạo và người chấp bút là những người hỗ trợ cho tác giả thực sự.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12a Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định: Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả.

Như vậy dưới nhãn quan pháp lý, nếu người có ý tưởng sáng tạo và người chắp bút chỉ thực hiện cộng việc hỗ trợ cho tác giả trong việc tạo ra tác phẩm sẽ không được xem là tác giả hay đồng tác giả. Một cách rõ ràng hơn người chắp bút chỉ là người thực hiện ý tưởng của tác giả sáng tạo ra tác phẩm bởi một hình thức vật chất nhất định. Do đó, người có ý tưởng sáng tạo và người chắp bút không phải là người sáng tạo ra tác phẩm nên không được xem là tác giả.

Trong nhiều trường hợp, người có ý tưởng sáng tạo và người chấp bút không nhất thiết phải là tác giả của tác phẩm, nhưng nếu có thỏa thuận giữa các bên, họ vẫn có thể đứng tên là tác giả. Pháp luật không cấm việc người có ý tưởng sáng tạo và người chấp bút đăng ký quyền tác giả, tuy nhiên, họ sẽ không tự động được công nhận là tác giả trừ khi có thỏa thuận rõ ràng hoặc nếu họ là chủ sở hữu quyền tác giả. Điều này có nghĩa là, nếu tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả ủy quyền cho người có ý tưởng sáng tạo hoặc người chấp bút thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký bản quyền, họ hoàn toàn có thể làm điều đó như bình thường. Tuy nhiên, việc đứng tên tác giả trong hồ sơ đăng ký bản quyền sẽ phải dựa trên sự đồng thuận và các điều khoản đã thỏa thuận giữa các bên liên quan. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các thỏa thuận pháp lý trong việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của từng cá nhân có liên quan đến tác phẩm.

Trên đây là bài viết “Người có ý tưởng sáng tạo và người chấp bút – Ai là người có quyền đăng ký bản quyền?” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.

Trân trọng,