Mỗi một tác phẩm từ khi được định hình là đã được bảo hộ tự động quyền tác giả, tuy nhiên, tác phẩm đó liệu có được bảo hộ ở mọi nơi trên thế giới hay không, và thời gian bảo hộ có phải là vĩnh viễn hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn đón đọc bài viết của chúng tôi.

1. Bảo hộ quyền tác giả về không gian

Việc bảo hộ quyền tác giả không giống nhau trên toàn thế giới mà phạm vi bảo vệ dành cho các tác giả, chủ sở hữu phụ thuộc và luật pháp của các quốc gia quy định và chỉ được tính trong lãnh thổ của quốc gia đó. Mỗi quốc gia có hệ thống bảo hộ quyền tác giả riêng biệt. Tác phẩm sáng tạo chỉ được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý được quy định bởi pháp luật về quyền tác giả của một quốc gia nhất định.

Quyền tác giả không đương nhiên có giá trị tại quốc gia khác, trừ khi các quốc gia cùng tham gia một Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền đó. Điều này có thể hiểu là, một tác phẩm được bảo hộ ở quốc gia A không đồng nghĩa với việc nó được bảo hộ ở quốc gia B, trừ trường hợp hai quốc gia A và B có hiệp định thỏa thuận chung về vấn đề bảo hộ tác phẩm ở cả hai nước này. Khi đó, phạm vi không gian mà quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ đó được bảo hộ sẽ được mở rộng ra tất cả các quốc gia thành viên, ví dụ như tác phẩm sinh ra tại một quốc gia thành viên tham gia Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật thì đều được bảo hộ tại các quốc gia thành viên khác.

Mặt khác, mặc dù có hiệp định hay thỏa thuận chung, việc bảo hộ quyền tác giả ở các nước tham gia hiệp định cũng không hoàn toàn tương tự nhau, ví dụ có sự khác biệt về thời hạn bảo hộ, hay quy định về mức phạt các hành vi vi phạm,…

2. Bảo hộ quyền tác giả về thời gian

Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, có hai hình thức bảo hộ là vô thời hạn và có thời hạn, được phân chia theo quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc quyền tác giả.

Trong đó, các quyền nhân thân gắn liền với tác giả là các quyền được bảo hộ vô thời hạn, bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tác giả là quyền tài sản chỉ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định mà không được bảo hộ vĩnh viễn, ví dụ như quyền làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm,…Bên cạnh đó, quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm tuy là quyền nhân thân nhưng lại gắn với lợi ích kinh tế nên cũng được bảo hộ có thời hạn. Trong thời gian đó, các tác giả được hưởng các độc quyền đối với tác phẩm của mình.

Với mỗi tác phẩm khác nhau thì sẽ có những quy định thời hạn khác nhau. Quyền tác giả chỉ có hiệu lực trong thời gian bảo hộ, sau khi hết thời hạn thì tác phẩm thuộc về công cộng và được sử dụng tự do nhưng cần được tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm cũng như tên tác giả. .

3. Dịch vụ pháp lý hỗ trợ bản quyền của Công ty CP Phát triển bản quyền Việt Nam

Với đội ngũ chuyên gia pháp lý nhiều kinh nghiệm, chúng tôi tự tin trong việc hỗ trợ Khách hàng trong lĩnh vực bản quyền. Với phương châm luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng, công ty cố gắng và đảm bảo hỗ trợ Khách hàng và triển khai công việc một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất, thường xuyên báo cáo tiến trình vụ việc cũng như đưa ra kế hoạch hành động tiếp theo để Khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá kết quả công việc. Khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng và an tâm khi sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi.

Trên đây là bài viết “Quyền tác giả có phải được bảo hộ không giới hạn về không gian và thời gian hay không?” . Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.

Trân trọng,