Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, việc bảo tồn và truy cập tài liệu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng đặt ra nhiều thách thức đối với quyền tác giả. Quyền tác giả không chỉ bảo vệ quyền lợi của các tác giả, mà còn đảm bảo rằng tài liệu được số hóa và chia sẻ một cách hợp pháp. Hãy theo dõi bài viết của VCD dưới đây.

1. Thư viện số là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thư viện 2019 như sau: Thư viện số là thư viện hoặc bộ phận của thư viện có tài nguyên thông tin được xử lý, lưu trữ dưới dạng số mà người dùng sử dụng thư viện truy cập, khai thác thông qua thiết bị điện tử và không gian mạng.

Do đó, thư viện số hay thư viện điện tử là loại hình đã tin họa hóa toàn bộ hoặc một số dịch vụ thư viện, là nơi người dụng có thể tới tra cứu và sử dụng các dịch vụ thường làm như với một thư viện truyền thống nhưng đã được tin học hóa.

HIện nay việc phát triển thư viện số đang được đẩy mạnh thực hiện tại Việt Nam nhằm hiện đại hóa thư viện, đáp ứng nhu cầu người sử dụng thư viện và xây dựng cơ sở dữ liệu số.

Quyền tác giả trong số hóa tài liệu

2. Quyền của tác giả trong số hóa tài liệu

Luật Thư viện 2019 đã đưa ra những quy định quan trọng về việc phát triển thư viện số, đặc biệt là trong việc bảo vệ quyền tác giả và quản lý tài nguyên thông tin số. Điều 31 của Luật này nêu rõ các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng và quản lý tài nguyên thông tin số, bao gồm:

  • Xây dựng tài nguyên thông tin số: Thư viện cần thu thập và số hóa tài liệu một cách có hệ thống, đảm bảo các tài nguyên này được bảo tồn và truy cập một cách hiệu quả.
  • Xử lý và bảo quản tài nguyên: Việc lưu giữ và bảo quản tài nguyên thông tin số phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và nghiệp vụ thư viện, nhằm đảm bảo an toàn và tính toàn vẹn của tài liệu.
  • Sử dụng phần mềm tiên tiến: Để quản lý thư viện số, các công nghệ hiện đại cần được áp dụng, từ việc thiết kế giao diện người dùng thông minh đến việc đảm bảo tính mở và khả năng liên kết giữa các hệ thống dữ liệu. Điều này không chỉ giúp việc tra cứu và khai thác tài liệu trở nên dễ dàng hơn mà còn hỗ trợ việc cấp quyền truy cập cho người dùng.
  • Cung cấp quyền truy cập: Luật cũng quy định rằng thư viện phải đảm bảo quyền truy cập vào tài nguyên thông tin số, tạo điều kiện cho người dùng tận dụng tối đa các tài nguyên này.

Hoạt động của thư viện số có thể xâm phạm quyền tác giả thông qua việc số hóa tài liệu  và cho phép người dùng tải về hoặc đăng tải tài liệu số hóa mà không có sự cho phép của tác giả. Luật sở hữu trí tuệ 2009 đã được sở đổi bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2022 đã có những quy định mới về các hoạt động của thư viện số liên quan đến các quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể theo quy định tại Điều 25 như sau:

Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:

e) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số;


Dựa trên quy định này, các thư viện hiện nay có thể sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải ghi thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm trong các trường hợp:

  • Sao chép để lưu trữ (có đánh dấu sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận).
  • Sao chép hoặc truyền tác giả thông qua máy tính (điều kiện là số người đọc cùng thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm). Quy định này không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số.
  • Sao chép một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để phục vụ nghiên cứu, học tập.

Do đó, các thư viện có thể liên quan đến tài liệu số hóa theo quy định được bổ sung, theo đó để đảm bảo tuân hủ quyền sở hữu trí tuệ và tránh vi phạm quyền tác giả, các thue viện cần thực hiện việc kiểm soát và giám sát hoạt động của người dùng trong thư viện số một cách nghiệm ngặt. Đồng thời cần có sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm của cả tác giả và người dùng để duy trì cân bằng giữa quyền lợi của các bên liên quan.

Trên đây là bài viết “Quyền tác giả trong số hóa tài liệu”mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.

Trân trọng,