Trong những năm gần đây, quyền tác giả, quyền liên quan nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ những người sáng tạo. Cùng với đó, một trong những băn khoăn lớn nhất của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là thủ tục, trình tự đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ những quy định pháp luật liên quan đến thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam.

1. Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, năm 2019 và năm 2022 (“Luật SHTT”) và Nghị định số 22/2018/NĐ-CP, việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm sẽ được đăng ký bảo hộ quyền tác giả, đối tượng sẽ được đăng ký bảo hộ quyền liên quan

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan

Lưu ý: Hồ sơ phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt (ngoại trừ tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan phải được làm bằng tiếng Việt).

Sau khi hoàn thành bước 1, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người đại diện theo ủy quyền sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan. Hồ sơ sẽ bao gồm những tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu số 01, tờ khai đăng ký quyền liên quan theo mẫu số 02. Mẫu số 01 và mẫu số 02 được ban hành theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.

  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan.
  • Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền.
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
  • Bản sao căn cước công dân/hộ chiếu của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, người đại diện theo ủy quyền, người nộp hồ sơ.
  • Giấy cam đoan của tác giả.
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập,… (trong trường hợp chủ thể đăng ký là pháp nhân, tổ chức).
  • Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền.

Lưu ý: Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, hồ sơ nêu trên có thể được thay đổi, bổ sung đề phù hợp.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng (gọi chung là “Cục Bản quyền tác giả”).

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan đã được nộp

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.  

Bước 5: Sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Cục bản quyền

Trong trường hợp bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, người nộp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo ý kiến của chuyên viên và nộp hồ sơ đã được sửa đổi, bổ sung

Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Tổ chức, cá nhân phải nộp phí khi được nhận Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Mức phí được quy định tại Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.

2. Dịch vụ pháp lý hỗ trợ bảo vệ quyền tác giả của Công ty CP Phát triển bản quyền Việt Nam

          Với đội ngũ chuyên gia pháp lý nhiều kinh nghiệm, VCD tự tin trong việc hỗ trợ Khách hàng xử lý những vụ việc liên quan đến bảo vệ quyền tác giả. Với phương châm luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng, công ty cố gắng và đảm bảo hỗ trợ Khách hàng và triển khai công việc một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất, thường xuyên báo cáo tiến trình vụ việc cũng như đưa ra kế hoạch hành động tiếp theo để Khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá kết quả công việc. Khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng và an tâm khi sử dụng dịch vụ pháp lý hỗ trợ bảo vệ quyền tác giả của chúng tôi.

Trên đây là bài viết Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng bài viết này có ích với các bạn. Trân trọng,