Với sự bùng nổ của công nghệ, hầu hết mọi người hiện nay đều sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại thông minh, dẫn đến nhu cầu giải trí cá nhân ngày càng tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực game online. Các tựa game trên di động đã trở nên đa dạng và mang lại doanh thu khổng lồ cho các công ty trong ngành. Tuy nhiên, hiện tượng “tham khảo ý tưởng” ngày càng trở nên phổ biến, gây ra nhiều tranh chấp bản quyền và ảnh hưởng tiêu cực đến cả kinh tế lẫn danh tiếng của các hãng game. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền trong game? Hãy theo dõi bài viết của VCD dưới đây.
1. Quy định của pháp luật về bản quyền trong game
Game (trò chơi điện tử) là một trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử để tạo nên một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Game là mộ nơi để tác giả vẽ ra một bức thông điệp, một bài học hay một cách nhìn chủ quan của tác giả đối với thế giới thực đối với cuộc sống con người. Nói về game là nói tới tổ hợp của nhiều lĩnh vực: code, nhạc, diễn xuất, mỹ thuật,…
Bản quyền game là việc bảo hộ quyền cho những công ty sản xuất game, cho những người lập trình thiết kế (tác giả) đối với các source code game, tức là mã nguồn, các dãy câu lệnh được viết ra từ một ngôn ngữ lập trình nhất định. Game là một sản phẩm trí tuệ của con người có sự đầu tư về trang thiết bị khoa học, công nghệ và kỹ thuật.
Trong đó người thiết kế game có các quyền đối với sản phẩm theo quy định cụ thể tại Điều 22 Luật sở hữu tuệ. Theo đó người thiết kế game có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được làm bản sao dự phòng để thay thế khi bản sao đó bị xóa, bị hỏng hoặc không thể sử dụng nhưng không đucợ chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.
Nếu muốn đăng ký bảo hộ bản quyền ứng dụng game sẽ phải đăng ký dưới hai hình thức: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và chương trình máy tính. Tại khoản 1 Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ có quy định chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dang các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dang nào khác khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được có khả năng làm cho máy tính thự hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Các ứng dụng game do đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên vì thế cũng sẽ đucợ bảo hộ dưới loại hình là chương trình máy tính.
Ngoài ra tác giả cũng có quyền tác giả được bảo hộ đối với ứng dụng game bao gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản. Các tổ chức, cá nhân khi khai thác sử dụng một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản này đều phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác. Đồng thời các tác giả và tổ chức cá nhân đầu tư để sáng tạo cho chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc sửa chữa nâng cấp chương trình máy tính , có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình mấy tính như một bản sao dự phòng để thay thế khi bản sao đó bị mất hư hỏng.
2. Nguyên nhân dẫn đến ngày càng gia tăng các hành vi xâm phạm bản quyền game
- Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất là do các quy định về SHTT và các chế tài xử lý hành vi xâm phạm chưa tập trung mà rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Những quy định và chế tài xử lý vi phạm lại chưa thật đầy đủ, chưa đồng bộ đặc biệt là những quy định về các biện pháp và chế tài xử lý mới chỉ dừng lại ở các hình thức xử lý hành chính chưa phù hợp với thực tế chưa đủ sức răn đe. Các tổ chức các nhân sẵn sàng bortieefn nộp phạt hành chính nhưng vẫn tiếp tục hành vi sai phạm của mình vì lợi nhuận mà nó đem lại còn cao hơn so với số tiền phải nộp phạt.
Thứ hai, quy định về thời gian bảo hộ trò chơi điện tử là quá dài chưa phì hợp với thực tế. Pháp luật nước ta quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với game là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết. Do trò chơi điện tử rất nhanh lạc hậu sau một thời gian ngắn, thậm chí là khồn còn được sử dụng, nếu thời gian bảo hộ quá lâu và giá game có bản quyền quá đắt thì việc sử dụng trái phép game lậu là điều khó tránh khỏi.
Thứ ba, do hệ thống quản lý thông tin trên mạng internet chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Trong thời đại công nghệ số việc thắt chặt hơn công tác kiểm duyệt nội dung thông tin trao đổi liên hệ trên nền tảng số là rất quan trọng. Bởi lẽ hầu hết các hành vi vi phạm đều được thực hiện thông qua mạng internet. Ngoài ra việc ngưng cấp phép trờ chơi điện tử trực tuyến còn đem đến một thực trạng đó là game trong nước bị chặn nhưng game ngoại và game lậu lại tràn lan hoạt động nhằm thu lợi bất chính một cách công khai nhưng vẫn chưa bị phát hiện để xử lý kịp thời.
b. Nguyên nhân chủ quan
Đầu tiên là do các hành vi xâm phạm trò chơi điện tử thường tạo ra giá trị lợi nhuận cao nên có thể lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia kể cả những đối tượng lao động thuần túy. Ngoài ra nhiều đối tượng do có hiểu biết về công nghệ thông tin đã tự ý viết, tạo lập các game giả mạo hoặc thành lập các server game online lậu dựa vào các game có bản quyền. Mục đích cuối cùng vẫn là tiếm tiền từ các hành vi bất chính đó.
Thứ hai là do thu nhập của người dùng không cao. Các trò chơi điện tử hiện nay đều có giá bản quyền cao trong khi thu nhập của người dân còn thấp. Trong khi đó ở Việt Nam đa số những đối tượng có sở thích dùng game làm trò tiêu khiển để giải trí chủ yếu là học sinh và sinh viên những đối tượng này sinh hoạt từ các khoản tiền chu cấp từ gia đình nên việc lựa chọn game lậu sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
Thứ ba, sự thiếu hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bản quyền SHTT còn hạn chế, chưa hình thành được ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Mọi người vẫn mang nặng tư tưởng dùng miễn phí mà không phải trả tiền, thậm chí các doanh nghiệp vẫn vô tư sử dụng trò chơi điện tử được tải về miễn phí hoặc tìm cách bẻ khóa mà không hề nghĩ đến việc phải trả phí hay xin phép chủ sở hữu. bên canh đó là sự tiếp ứng của các nhóm chuyên tạo các phần mềm bẻ khóa game, mẹo giả được chia sẻ tràn lan trên mạng nó giúp mọi người không phải tốn công sức nhiều cũng như tiền bạc quá lớn để có thể trải nghiệm được các sản phẩm giống hệ game có bản quyền chính thống.
VCD thấy rằng để hạn chế tình trạng xâm phạm bản quyền trò chơi điện tử và nâng cao hiệu quả quản lý, cần cải cách luật bản quyền để phù hợp với công nghệ mới, tăng cường biện pháp răn đe với hình phạt nghiêm khắc, và nâng cao nhận thức về bản quyền qua giáo dục. Thúc đẩy công nghệ bảo vệ như blockchain, thành lập cơ quan giám sát chuyên trách, và khuyến khích sự sáng tạo từ các nhà phát triển cũng là những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi và tạo môi trường phát triển lành mạnh cho ngành công nghiệp trò chơi điện tử