Ngày nay, quyền tác giả đã trở thành một vấn đề thiết yếu trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không chỉ là một tài liệu pháp lý mà còn là công cụ giúp các tác giả khẳng định quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình. Tuy nhiên, quá trình xin cấp Giấy chứng nhận này không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhiều đơn xin cấp Giấy chứng nhận đã bị từ chối cấp. Bài viết của VCD dưới đây sẽ giúp bạn hiểu “Vì sao đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bị từ chối?”.
1. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là gì?
Quyền tác giả hay còn gọi là bản quyền là độc quyền của tác giả đối với tác phẩm của chính họ. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đó được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ mà không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền tác giả là sự xác nhận của cơ quan chức năng đối với các sản phẩm trí óc do con người bỏ chất xám và kỹ năng của mình để tạo ra. Sự xác nhận này bảm đảm rằng người tạo ra sản phẩm đó được toàn quyền sử dụng tác phẩm của mình cho mục đích kinh tế và bất kỳ ai muốn sử dụng tác phẩm với mục đích thương mại phải được sự cho phép của họ. Nếu không có sự đồng ý mà sử dụng tác phẩm không phải so mình sáng tạo ra sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Do đó, Giấy chứng nhận quyền tác giả được hiểu là văn bản do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả. Trên Giấy chứng nhận quyền tác giả sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Tên tác phẩm.
- Loại hình tác phẩm.
- Tên, địa chỉ, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ( Số giấy đăng ký kinh doanh nếu chủ sở hữu là tổ chức).
- Sổ và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

2. Các trường hợp bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Nghị định 17/2023/ND-CP cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định này về chủ thể và đối tượng đăng ký.
Trường hợp 2: Hồ sơ đăng ký không hợp lệ
Trong vòng 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận Hồ sơ, Cục bản quyền tác giả sẽ xem xét hình thức đơn có hợp lệ không và sẽ có thông báo bằng văn bản thông qua thông tin liên lạc người nộp hồ sơ lưu lại nếu có sai sót về hồ sơ:
- Chưa đăng ký lấy mã hồ sơ trên cổng dịch vụ công quốc gia.
- Hồ sơ không đúng mẫu, sai chính tả, tẩy xóa,…
- Tài liệu đính kèm thiếu hoặc không phù hợp.
- Đơn không mô tả tác phẩm, thiếu thông tin, không ghi rõ đối tượng đăng ký,….
Trường hợp 3: Phát hiện tác phẩm có hình thức và nội dung vi phạm các quy định của Hiến pháp, Pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước.
Trường hợp 4: Phát hiện tác phẩm đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và chưa có quyết ffinhj có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp 5: Hết thời hạn quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc hồ sơ đã nộp vẫn không hợp lệ. Do đó theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 38 Nghị định này quy định trong thời hạn tối đa 01 tháng tổ chức, cá nhân kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật phải bổ sung đầy đủ hồ sơ.
Vì vậy, khi nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan, các tổ chức và cá nhân cần lưu ý các điều kiện cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận. Đồng thời, họ cũng phải tuân thủ các quy định về thời hạn bổ sung hồ sơ để tránh việc bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
3. Dịch vụ tư vấn liên quan đến hồ sơ và thủ tục dăng ký bản quyền tác giả của VCD.
Công ty Cổ phần Phát triển Bản quyền Việt Nam (VCD) tư vấn các vấn đề liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục, soạn thảo các văn bản, giấy tờ gửi tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp bản quyền.
- Tư vấn chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan.
- Đại diện tham gia tố tụng các vấn đề về bản quyền.
- Hợp tác khai thác quyền tác giả, quyền liên quan.
Bản quyền Việt Nam với sứ mệnh thực hiện việc bảo vệ bản quyền tác giả, đem lại những tác động tích cực cho môi trường kinh doanh trong lĩnh vực bản quyền, trở thành hình mẫu doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong việc chuyển đổi số và áp dụng công nghệ thông tin trong việc bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam.
Trên đây là bài viết “Vì sao đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bị từ chối?” mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,