Trong bối cảnh nhạc số đang chiếm lĩnh thị trường cùng với công nghệ AI đang phát triển như vũ bảo, ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu cũng đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thức. Đặc biệt là vấn đề quản lý tác quyền âm nhạc ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong những năm gần đây. Tuy nhiên quyền quản lý tác quyền trong lĩnh vực âm nhạc được pháp luật quy định như thế nào?. Hãy theo dõi bài viết của VCD dưới đây.
1. Khái niệm quyền quản lý tác quyền trong lĩnh vực âm nhạc là gì
Tác quyền hay còn được gọi là quyền tác giả theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật sở hở hữu trí tuệ thì quyền tác giả là quyền của tổ chức cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra.
Âm nhạc là một trong những nguồn giải trí không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Với ca từ và giai điệu phản ánh trí tuệ, tư tưởng của con người nhàm truyền đạt mạnh mẽ đến cảm xúc và suy nghĩa của con người do đó âm nhạc mang đến cho mọi người hạnh phúc và yêu đời hơn.
Do đó, quyền quản lý tác quyền trong lĩnh vực âm nhạc là quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác và thực thi các quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, bao gồm việc quản lý các quyền tài sản và quyền nhân thân để đảm bảo rằng các tác giả, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc được bảo vệ quyền lợi và nhận được thù lao xứng đáng cho công sức sáng tạo của mình.
2. Quyền quản lý tác quyền trong lĩnh vực âm nhạc
Tại Việt Nam, quyền quản lý tác quyền âm nhạc được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức quản lý tập thể quyền (đại diện) quyền tác giả. Cụ thể như sau:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Căn cứ Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định thẩm quyền của cơ quan cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan như sau:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật sở hữu trí tuệ,
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp lại trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất hoặc rách nát.
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp đổi trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc thay đổi thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 55 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định các mẫu Tờ khai đăng ký quyền tác giả, Tờ khai đăng ký quyền liên quan, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 50 và khoản 4 Điều 51 của Luật sở hữu trí tuệ.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định là Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL). Thông tin và địa chỉ Cục Bản quyền tác giả và các Văn phòng đại diện:
- Trụ sở chính của Cục Bản quyền tác giả: Địa chỉ:33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: Địa chỉ:170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại Đà Nẵng: Địa chỉ: 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
- Đối với tổ chức tập thể quyền(đại diện) quyền tác giả
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có rất nhiều cơ chế để đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và quyền liên quan đến tác phẩm âm nhạc như: pháp luật sở hữu trí tuệ, pháp luật hành chính, hình sự. Bên cạnh cơ chế tự bảo vệ của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ thì còn có những tổ chức phi chính phủ được thành lập với chức năng nhiệm vụ bảo vệ các quyền, quyền liên quan đối với các chủ thể trong quan hệ pháp luật.
Quản lý tập thể quyền tác giả là một cơ chế quan trọng để bảo vệ và khai thác quyền tác giả một cách hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc là khả năng cấp phép cho người dùng để sử dụng toàn bộ kho tác phẩm do tổ chức quản lý tập thể đó quản lý hoạt động cấp phép góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa các tổ chức quản lý tập thể và các đơn vị sử dụng khác.
Có hai phương thức quản lý tập thể quyền phổ biến ở Việt Nam bao gồm:
- Phương thức thứ nhất: các tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm đã thỏa thuận trả phí trực tiếp với các tác giả khi sử dụng tác phẩm của họ.
- Phương thức thứ hai: các tác giả có thể giao kết hợp đồng ủy quyền quản lý và khai thác quyền với một tổ chức quản lý tập thể để được hưởng thù lao cho các tác phẩm của mình.
Độc quyền sử dụng và cấp phép sử dụng là quyền quan trọng nhất của tác giả đối với tác phẩm của mình. Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả không chỉ đại diện mang tính chất tập thể cho cộng đồng tác giả mà còn là tiếng nói chung bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, việc vi phạm bản quyền và không trả tiền tác quyền cho tác giả xảy ra thường xuyên, điều này không chỉ xâm phạm quyền lợi của tác giả mà còn cho thấy vai trò thực tế của các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả vẫn chưa được tôn trọng và đánh giá cao.
Ở Việt Nam, VCD cũng là một tổ chức quản lý tập thể quyền tác tác giả, quyền liên quan. VCD được thành lập dựa trên những yêu cầu thực tiễn cho thấy việc hình thành một tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả là hệ quả tất yếu. Ngoài việc cung cấp dịch vụ đăng ký và khai thác quyền tác giả, quyền liên quan VCD còn đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp pháp lý về bản quyền cho các nghệ sĩ nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của họ.