Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là một khía cạnh thiết yếu trong luật sở hữu trí tuệ, phản ánh mối quan hệ giữa tác phẩm gốc và tác phẩm được phát triển từ nó. Việc bảo vệ quyền lợi của các tác giả không chỉ đảm bảo sự công bằng mà còn khuyến khích sáng tạo và đổi mới trong nghệ thuật. Vậy, quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh là gì? Hãy theo dõi bài viết của VCD dưới đây.
1. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Tại khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định: tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Theo đó cũng như quyền tác giả đối với tác phẩm gốc. chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng được hưởng quyền tài sản và quyền nhân than nhưng tùy thuộc vào mức độ và phạm vi. Tuy nhiên, quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh cũng có những đặc thù khi đặt trong mối quan hệ với tác phẩm gốc đó là quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh sẽ hoàn toàn độc lập với quyền tác giả đối với tác phẩm gốc ngay kể từ khi tác phẩm phái sinh được định hình dưới một dang vật chất nhât định. Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả như một tác phẩm gốc nhưng không được gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.
Giống như tác phẩm gốc, quyền tác giả của tác phẩm phái sinh là quyền tự động phái sinh ngay sau khi được tạo ra, được pháp luật bảo hộ mà không cần đăng ký.
2. Chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm phái snh
Theo Điều 4 của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Như vậy chủ thể quyền tác giả có thể là chính tác giả (đồng tác giả) hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Bên cạnh đó cũng có một số cá nhân được sở hữu tác phẩm không phải do họ sáng tạo mà do được chuyển giao hoặc được thừa kế của cá nhân khác để lại, chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả, ngoài ra còn có chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước đối với những tác phẩm thuộc về công chúng.
3. Xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Khi một tác phẩm phái sinh ra đời hợp pháp đáp ứng tất cả các điều kiện pháp luật quy định thì bản thân tác phẩm phái sinh đó sẽ được bảo hộ như một tác phẩm độc lập. Hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung bao gồm hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh nói riêng được liệt kê cụ thể tại điều 28 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Bao gồm bốn nhóm hành vi sau đây:
Nhóm hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả:
- Xâm phạm quyền đặt tên tác phẩm: thay đổi tên tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả trừ trường hợp tác phẩm dịch hoặc pháp luật khác có quy định. Khi làm tác phẩm phái sinh phải nêu tên tác phẩm gốc và không được tự ý đổi tên tác phẩm gốc.
- Xâm phạm quyền đứng tên, nêu tên tác phẩm phái sinh: mạo danh tác giả, giả mạo tên, chữ ký tác giả, không nêu hoặc cố ý nêu sai tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ tác phẩm khi khai thác, sử dụng.
- Xâm phạm quyền công bố của tác phẩm phái sinh: công bố mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng sở hữu quyền tác giả, chiếm đoạt quyền tác giả.
- Xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả: xuyên tạc, sửa đổi, cắt xém tác phẩm.
Nhóm hành vi xâm phạm quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả:
- Xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh: tác phẩm đã có được sử dụng làm tác phẩm phái sinh mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xâm phạm quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng: biểu diễn, đọc, trung bày, triễn lãm, trình chiếu, trình diễn tại nơi công cộng hoặc nơi bán vé, thu tiền vào của mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xâm phạm quyền sao chép tác phẩm: nhân bản, tạo ra bản sao tác phẩm mà chưa xin phép.
- Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng bản gốc, bản sao hữu hình tác phẩm mà chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Truyền đạt, phát song đến công chúng qua mạng viễn thông và mạng internet.
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Nhóm hành vi xâm phạm quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền tác giả:
- Cố ý bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu.
- Sản xuất phân phối nhập khẩu, chào bán, quảng bá, quảng cáo tàng trữ nhàm mục đích thương mại.
- Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát song, truyền đạt đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thôg tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Nhóm hành vi xâm phạm quyền tác giả do không thực hiện nghĩa vụ được pháp luật quy định: để tạo ra một sản phẩm sáng tạo đòi hỏi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc vì vạy lẽ dĩ nhiên những người muốn sử dụng các sản phẩm đó phải trả cho họ một khoản tiền hợp lý nhất là trong trường hợp làm tác phẩm phái sinh.
Trên đây là bài viết “Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh”mà VCD gửi đến bạn. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,