Ca sĩ biểu diễn ca khúc “hit” của người khác mà không xin phép, thậm chí vô tư mang đi biểu diễn với mục đích thương mại, đã gây nhiều tranh cãi và trở thành “chuyện cơm bữa” đầy nhức nhối trong giới giải trí Việt thời gian qua. Việc chưa hiểu rõ và chưa nắm được luật đã khiến cho nghệ sĩ vướng phải nhiều ” lùm xùm” không hay từ  cư dân mạng cũng như vi phạm pháp luật Sở hữu trĩ tuệ về quyền Tác giả. Vậy,Ca sĩ có được biểu diễn bài hát độc quyền của ca sĩ khác không?. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của VCD.

1. Biểu diễn độc quyền bài hát là gì

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, qua Điều 13, đã đưa ra các quy định cụ thể về quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ. Theo đó, Tổ chức và cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả, được quy định chi tiết từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.

Tuy nhiên, Phát luật Sở hữu trí tuệ hiện hành chưa có khái niệm cụ thể nào về độc quyền bài hát nhưng có thể hiểu độc quyền bài hát của nghệ sĩ là quyền độc nhất và độc lập được cấp cho nghệ sĩ đó để kiểm soát việc biểu diễn và khai thác bài hát của mình. Điều này có nghĩa là nghệ sĩ đó là người duy nhất có quyền quyết định cách thức sử dụng, biểu diễn, thu âm, phát hành và phân phối bài hát của mình.

Biểu diễn độc quyền bài hát của một nghệ sĩ khác được hiểu là một ca sĩ hoặc nhóm nhạc biểu diễn một bài hát mà chỉ nghệ sĩ đó mới được phép biểu diễn. Và nghệ sĩ đó có quyền độc quyền để thể hiện bài hát đó trên sân khấu hoặc trong các sản phẩm âm nhạc của mình, và các nghệ sĩ khác cần phải có sự cho phép hoặc hợp đồng từ nghệ sĩ đó để biểu diễn bài hát đó.

Biểu diễn độc quyền bài hát là gì

2. Ca sĩ có được biểu diễn bài hát độc quyền của ca sĩ khác không

Theo điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm tác phẩm âm nhạc.

Bên cạnh đó, căn cứ điểm g khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả.

Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả  đã được quy định một cách cụ thể và minh bạch, đồng thời đảm bảo sự cân nhắc giữa quyền lợi của người sáng tạo và quyền lợi cộng đồng. Một trong những trường hợp ngoại lệ quan trọng được đề cập là việc sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần xin phép và trả tiền bản quyền. Tuy nhiên, để đảm bảo sự minh bạch và tôn trọng quyền tác giả, người sử dụng phải cung cấp thông tin đầy đủ về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Điều này không chỉ giúp bảo vệ danh dự và quyền lợi của tác giả mà còn thúc đẩy sự công bằng trong việc sử dụng tác phẩm đã công bố.

Luật cũng tập trung đảm bảo rằng việc sử dụng tác phẩm không phải là mâu thuẫn với quyền lợi của tác giả và không gây thiệt hại bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của họ. Điều này thể hiện sự cân nhắc và trung ương của pháp luật để duy trì sự cân bằng giữa quyền tác giả và quyền lợi cộng đồng. Đối với một số loại tác phẩm nhất định như tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính, việc sao chép không áp dụng theo quy định của điều này. Điều này nhấn mạnh sự đặc biệt của những loại tác phẩm này và giữ cho quyền tác giả của chúng được bảo vệ một cách đặc biệt.

Ngoài ra, việc yêu cầu thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm là một biện pháp đảm bảo tính minh bạch và tôn trọng quyền lợi của người sáng tạo. Điều này không chỉ làm tăng cường quản lý thông tin văn hóa mà còn giúp duy trì đạo đức và tôn trọng trong cộng đồng ng

Khi một ca sĩ biểu diễn một bài hát của một ca sĩ khác, nó được gọi là một bản cover. Một bản cover thường là việc biểu diễn lại một bài hát đã được phát hành trước đó bởi một nghệ sĩ khác. Nó có thể giống hoặc khác với phiên bản gốc, và điều này phụ thuộc vào cách mà người biểu diễn tạo ra sự biến đổi và sáng tạo trong việc trình bày bài hát. Một số bản cover có thể giữ nguyên phong cách và cấu trúc của phiên bản gốc, trong khi những bản khác có thể có sự thay đổi lớn về âm nhạc, phong cách, hoặc cả hai.

Luật đặt ra điều kiện rõ ràng cho việc bảo hộ tác phẩm phái sinh. Theo đó, tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Điều này làm tôn lên nguyên tắc công bằng và bảo vệ cả quyền lợi của tác giả gốc và tác giả phái sinh.

Thực tế hiên nay có rất nhiều tin xung quanh “lùm xùm” nghệ sĩ “hát chùa” bài hát hit của ca sĩ khác. Ví dụ như: Hương Ly – ca sĩ được mệnh danh là “Thánh cover”, tuy nhiên Hương Ly cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều về hát lại này. Một số khán giả cho rằng Hương Ly không tuân thủ bản quyền hay tác quyền khi “cứ thấy bài nào hot là cover”. Hương Ly từng dính lùm xùm  khi hai bên không thể thỏa thuận được quyền lợi trong việc cover.  Ngay sau đó, Hương Ly đã xin lỗi các nghệ sĩ độc quyền của bài hát và được chấp nhận. Chính vì vậy mà khi muốn biểu diễn bài hát của người khác nghệ sĩ cần phải xin phép, ghi rõ tên tác giả bài hát trước khi cover cũng như sử dụng bài hát để biểu diễn trên sân khấu.

Gần đây báo trí đưa tin về ca sĩ Phương Linh tự nhận bản thân đã sai, dù biết là ca khúc độc quyền của Văn Mai Hương nhưng vẫn cố tình biểu diễn. Cô tự ý ghép ban nhạc và trình diễn. Ngay sau đó Phương Linh đăng bài thông báo quản lý của cô đã làm việc ổn thỏa với ca sĩ Văn Mai Hương, đồng thời gửi lời cảm ơn đến đàn em.  Nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền – nhạc sĩ sáng tác bài hát trên cho biết anh không đưa ý kiến về vụ việc trên, bởi đây là ca khúc độc quyền của Văn Mai Hương nên anh để hai bên tự giải quyết.

Do đó, VCD khuyên các nghệ sĩ khi muốn biểu diễn bài hát hit của nghệ sĩ khác phải tìm hiểu kỹ quy định của Pháp luật: chủ sở hữu là ai, xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu bài hát đó, mình có thuộc trường hợp không phải xin phép tác giả/chủ sở hữu hay không…. Để tránh gây lùm xùm trên mạng và không bị vi phạm bản quyền.