Hiện nay, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang ở mức báo động. Và chúng ra có thể dễ thấy điều đó trên thực tế khi mà hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan trên các khu chợ dân sinh, các quán tạp hóa hay thậm trí là trong các trung tâm thương mại. Vì vậy, trước thực trạng đó, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể làm gì để bảo hộ sở hữu trí tuệ của mình? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nêu ra và phân tích những biện pháp có thể áp dụng để bảo hộ sở hữu trí tuệ để bạn đọc có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1. Biện pháp tự bảo vệ
Biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp do chính chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ thực hiện nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu xảy ra hoặc xử lý khi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã xảy ra. Và theo Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
- Biện pháp dân sự: là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng dân sự trên cơ sở yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
- Biện pháp hình sự: Là biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định là tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố cấu thành một trong các tội quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 sau:
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157) ; Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú; thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); Tội lừa dối khách hàng (Điều 162) ; Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170) ; Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a) ; Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171) ; Tội vi phạm các quy định về xuất bản phát hành sách, báo; đĩa âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271).
- Biện pháp hành chính: là việc cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức khác bị thiệt hại do hành vi xâm phạm hoặc phát hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm.
- Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ: là việc cơ quan có thẩm quyền tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
3. Dịch vụ hỗ trợ bản quyền của VCD
Với đội ngũ chuyên gia pháp lý nhiều kinh nghiệm, VCD tự tin trong việc hỗ trợ Khách hàng các vấn đề trong lĩnh vực Bản quyền. Với phương châm luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng, VCD cố gắng và đảm bảo hỗ trợ Khách hàng và triển khai công việc một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất, thường xuyên báo cáo tiến trình vụ việc cũng như đưa ra kế hoạch hành động tiếp theo để Khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá kết quả công việc. Khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng và an tâm khi sử dụng dịch vụ pháp lý của VCD.
Trên đây là bài viết “Những biện pháp có thể áp dụng để bảo hộ sở hữu trí tuệ”. Chúng tôi hi vọng bài viết này có ích với các bạn.
Trân trọng,