Nhiếp ảnh là một loại hình nghệ thuật được ưa chuộng hiện này, ta có thể bắt gặp những tác phẩm nhiếp ảnh hàng ngày, ở trên mạng xã hội, ở các triển lãm ảnh hoặc ngay cả trên đường phố. Những tác phẩm này có thể được tạo ra bởi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoặc những người nghiệp dư có đam mê. Vậy những tác phẩm nhiếp ảnh có được bảo hộ quyền tác giả hay không, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của VCD để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

1. Tác phẩm nhiếp ảnh là gì?

Mặc dù từ thế kỷ 11, con người đã khám phá ra cách sử dụng “buồng tối” như một chiếc máy ảnh đầu tiên, nhưng đến tận thế kỷ 19 thì các máy ảnh và kỹ thuật chụp ảnh mới phát triển hoàn thiện.  Năm 1839, Viện Khoa học và Viện Mỹ thuật của Học viện học thuật Pháp đã công nhận phương pháp nhiếp ảnh tấm bạc của họa sĩ người Pháp Louis-Jacques-Mandé Daguerre (1787 – 1851), là khởi nguồn của nghệ thuật nhiếp ảnh hiện đại. Nghệ thuật nhiếp ảnh đến nay có lịch sử phát triển 183 năm, các kỹ thuật và công nghệ cũng không ngừng được áp dụng trong nhiếp ảnh, từ việc sử dụng những chiếc máy ảnh cơ học cho tới những chiếc máy ảnh kỹ thuật số hiện đại. Các tác phẩm nhiếp ảnh dưới dạng ảnh phim hoặc ảnh kỹ thuật số đều được coi là các tác phẩm nghệ thuật và được bảo hộ quyền tác giả.

Để tìm hiểu định nghĩa chính xác của tác phẩm nhiếp ảnh, Điều 14 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 2 năm 2018 quy định cụ thể như sau:

Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích”.

Có thể hiểu rằng, tác phẩm nhiếp ảnh được hiểu là kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật, tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào.Tác phẩm nhiếp ảnh là một trong những đối tượng được bảo hộ bản quyền theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Tác phẩm nhiếp ảnh có được bảo hộ quyền tác giả không?

Căn cứ vào Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định thì các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh;
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, đối tượng bảo hộ của quyền tác giả là những tác phẩm được tổ chức, cá nhân sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm nhiếp ảnh thuộc một trong số những loại hình được liệt kê tại Điều 14 của Luật SHTT, có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã quy định cứng về những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.

Theo Công ước Berne, Điều 2.1, các tác phẩm nghệ thuật có thể được biểu hiện theo bất kỳ phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác… ; các tác phẩm nhiếp ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ thuật tương tự như nhiếp ảnh cũng như vậy. Như đã phân tích, để một tác phẩm nhiếp ảnh được bảo hộ, trước hết, nó phải được định hình và tồn tại dưới dạng một loại hình nhất định, pháp luật không bảo hộ quyền tác giả tác phẩm nghệ thuật khi nó mới chỉ là ý tưởng sáng tạo.

3. Điều kiện đăng kí bảo hộ đối với tác phẩm nhiếp ảnh

Một tác phẩm nhiếp ảnh được bảo hộ khi có đủ điều kiện sau đây:

–          Do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Khoản 3 Điều 14 Luật SHTT quy định, tác phẩm nhiếp ảnh phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Do đó, tác phẩm nhiếp ảnh phải do chính tác giả sáng tạo ra, không phải là sự sao chép từ tác phẩm khác.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả hoặc Sở VHTTDL nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cư trú hoặc có trụ sở.

Sau khi đăng ký chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh theo quy định tại Điều 49 Luật SHTT, tác giả sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh. Đây không phải là thủ tục bắt buộc để hưởng quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh, chủ sở hữu có quyền đăng ký hoặc không đăng ký mà quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nhiếp ảnh vẫn được bảo hộ theo nguyên tắc bảo hộ tự động. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh có ý nghĩa rất lớn đối với chủ sở hữu – người có giấy chứng nhận được pháp luật thừa nhận là chủ sở hữu tác phẩm nhiếp ảnh. Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh, tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký không có nghĩa vụ chứng minh tác phẩm nhiếp ảnh đó thuộc về mình.

Trên đây là bài viết “Quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh”. Chúng tôi hy vọng bài viết này có ích với các bạn.

Trân trọng